banner2019
 
Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024
Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024
Bệnh nghề nghiệp và cách phòng tránh
Cập nhật lúc 07:45 ngày 22/07/2016

Nội dung ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với sức khoẻ của người lao động

Trước hết chúng ta định nghĩa BNN: “BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.


Như định nghĩa cũng thể hiện rõ nội dung: Trong môi trường lao động sản xuất yếu tố nguy cơ dẫn đến BNN là yếu tố tiếp xúc môi trường, nếu người chủ doanh nghiệp, xí nghiệp (hay gọi cách khác người sử dụng lao động) có những biện pháp khắc phục làm giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN:

Biện pháp kỹ thuật: Làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.

Biện pháp y tế:

+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.

+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…

Biện pháp cá nhân:

+ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.

+ Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có các yếu tố độc hại khác nhau.

Nói tóm lại: Một số bệnh nghề nghiêp không chữa khỏi và để lại di chứng suốt đời như bệnh bụi phổi silíc, bệnh điếc nghề nghiệp…là một gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Năm 2006 đơn vị đã giám định dược 3 cas bụi phổi silíc và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng. Năm 2011 đơn vị tiến hành 3 cas bệnh điếc nghề nghiệp, giám định để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Tuy nhiên BNN có thể phòng tránh được nếu người sử dụng lao động có những giải pháp can thiệp sớm và kịp thời:

Tuyên truyền, tập huấn phòng tránh BNN;

Đo đạc kiểm tra môi trường lao động có nguy cơ gây BNN;

Loại trừ nguyên nhân gây BNN;

Chăm sóc sức khoẻ khi công nhân ốm đau do tác động của các yếu tố gây BNN;

Khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp để phát hiện BNN;

Phải có nội quy, quy định về các biện pháp an toàn phòng chống BNN để mọi người lao động biết và thực hiện;

Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng BNN cho cá nhân và tập thể;

Riêng đối với người lao động phải tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân mình như biểu hiện có những triệu chứng bệnh lý cần phải được tư vấn sức khoẻ, khám BNN.

Để phòng tránh BNN người lao động phải chấp hành tốt Luật lao động, có ý thức tuân thủ các quy định an toàn trong lao động tại công ty, xí nghiệp. Việc làm đơn giản nhưng cần thiết là mang quấn áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang đúng tiêu chuẩn khi lao động trong môi trường nhà máy, xí nghiệp, công trình …

Nội dung hướng dẫn người lao động khi mắc các BNN:

Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1998 của Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc khám BNN cho người lao động.

Hồ sơ khám BNN bao gồm:

+ Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động;

+ Hồ sơ sức khoẻ gổm có: Hồ sơ khám tuyển và khám định kỳ;

+ Kết quả đánh giá môi trường lao động;

+ Những hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh (nếu có).

Hồ sơ thủ tục giám định BNN:

+ Đơn xin giám định của BNN (biểu mẫu số 1a);

+ Kết quả đo đạc môi trường lao động;

+ Hồ sơ sức khoẻ và các giấy tờ có liên quan đến BNN;

+ Sổ lao động hoặc CMND.

Thủ tục giám định BNN:

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động bị BNN đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm.

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra lại hồ sơ đã đầy đủ giới thiệu người lao động bị BNN đến hội đồng giám định y khoa để giám định (biểu mẫu số 1b).

Người lao động bị BNN được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về BNN theo quy định hiện hành và được tính từ ngày có quyết định của hội đồng giám định y khoa (phụ lục số 2).

Người sử dụng lao động căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định y khoa, nguyện vọng của người lao động và tình hình thực tế của cơ sở để bố trí công việc cho phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của hội đồng giám định y khoa.

Tóm lại: Bộ Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế hàng năm Tổ chức Tuần lễ Quốc gia về An toàn Vệ sinh Lao động – Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN); nhằm đánh động ý thức, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng rộng rãi của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đối với công tác ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 năm 2015 với chủ đề “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội ” góp phần đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Nguồn: Y tế dự phòng An Giang