banner2019
 
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

(Quy định tại Điều 30 - Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008)

a. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ thuộc Ngành.

b. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

c. Nghiên cứu tham gia quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của Ngành và tham gia xây dựng các chế độ, chính sách Ngành:

- Nghiên cứu tham gia với bộ, ngành, các ban của Đảng, đoàn thể Trung ương và đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CNVCLĐ trong ngành.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác cho người lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; tham gia cải cách hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.

- Đại diện cho đoàn viên và CNVCLĐ th­­ương l­­ượng ký thoả ­­ước lao động tập thể với hiệp hội ngành nghề hoặc của tổ chức đại diện ng­ười sử dụng lao động trong ngành.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách thuộc ngành, nghề; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề có liên quan đến CNVCLĐ; kiến nghị với cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, nghề và lợi ích người lao động.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý hướng dẫn, tổ chức các hình thức thi đua yêu nước theo đặc điểm ngành; tổ chức các hoạt động xã hội.

d. Nghiên cứu đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hệ thống tổ chức, mô hình tổ chức, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp trong hệ thống công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

đ. Hướng dẫn chỉ đạo công đoàn tổng công ty, công đoàn cơ quan trung ương, công đoàn cơ sở trực thuộc:

- Nghiên cứu, cụ thể hoá triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nghị quyết đại hội công đoàn ngành trung ương.

- Tổ chức các hình thức tham gia quản lý và bảo vệ lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đại hội công nhân, viên chức hoặc hội nghị người lao động; xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể.

- Tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ nâng cao trình độ nghề nghiệp, thông tin về pháp luật, chính sách, nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên, CNVCLĐ trong ngành. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước theo đặc điểm ngành.

e. Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh cùng ngành; tham gia thành lập hoặc giải thể công đoàn ngành địa phương (nếu có).

f. Chủ động phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo để hướng dẫn các công đoàn cơ sở của ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

g. Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.