banner2019
 
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động, bị xử phạt như thế nào?
Cập nhật lúc 02:05 ngày 19/04/2022
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, trừ lương không được xem là một trong các hình thức xử lý kỷ luật người lao động.
Căn cứ Điều 102, 129 Bộ luật Lao động 2019 hiện nay, công ty chỉ được phép khấu trừ lương nhân viên trong các trường hợp sau: Người lao động làm hư hỏng các trang thiết bị, dụng cụ hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt tài sản; người lao động làm mất dụng cụ, các trang thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động bàn giao; người lao động tiêu hao vật tư vượt quá với định mức cho phép.
Ngoại trừ các trường hợp được phép khấu trừ lương nêu trên, công ty có hành vi tự ý trừ lương người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là: Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động. 
Bảo Hân (nguồn: laodong.vn)