banner2019
 
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế xã hội chủ nghĩa
Cập nhật lúc 01:18 ngày 29/04/2016

Ở nước ta hiện nay, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là yêu cầu cấp thiết được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Sinh thời, Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò của pháp luật trong công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở nước ta. Những luận điểm sâu sắc của Bác về xây dựng luật pháp, lề lối làm việc và cuộc sống mẫu mực, tuân theo pháp luật của Người luôn là bài học quý báu. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì tư tưởng về luật pháp nhiều thập kỷ qua đến nay vẫn nguyên giá trị, vẫn mang hơi thở cuộc sống và mãi là chuẩn mực pháp lý đạo lý, tình cảm của Người với đất nước, nhân dân.


Từ ngày ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đau đáu quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tự do, bác ái, bình đẳng các dân tộc và quyền con người được Bác quan tâm thông qua những yêu sách đối với chính quyền thực dân Pháp. Khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã chú trọng việc xây dựng Hiến pháp, coi đó là vấn đề cấp bách, phải giải quyết, là điều kiện để bảo đảm cho người dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Người thường xuyên chăm lo xây dựng lại luật pháp quan trọng mà Nhà nước ta ban hành đều được xây dựng dưới sự lãnh đạo của Bác.

Một tư tưởng lớn của Bác nữa là thiết định pháp chế, tức là có pháp luật rồi cần thi hành tốt, thi hành thật đúng để xây dựng một kỷ cương Nhà nước, một trật tự xã hội nghiêm minh, từ đó mới có pháp chế. Dùng pháp chế cách mạng để xây dựng chế độ XHCN phồn vinh, tiến bộ, văn minh là tư tưởng chủ yếu của Hồ Chủ tịch về nền pháp chế XHCN phồn vinh, tiến bộ văn minh là tư tưởng chủ yếu của Hồ Chủ tịch về nền pháp chế cách mạng, pháp chế XHCN”. Trong thư gửi hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 2 năm 1948, Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên các bạn cần nêu cao cái gương “Phụng công thủ pháp (chăm lo việc công, giữ gìn pháp luật), chí công vô tư” cho dân noi theo”. Người cũng luôn nhắc nhở: “Tham ô lãng phí là kẻ thù của nhân dân”. Còn trong hội nghị học tập của ngành tư pháp năm 1950, Người căn dặn: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch”. Như thế cũng chưa đủ, không thể hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng...”. Bác chỉ ra những khuyết điểm mà một số cán bộ công quyền thường mắc phải như: Làm việc trái phép, cậy chế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo... Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức cách mạng, Bác nghiêm khắc lên án: “Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của quốc gia và nhân dân, tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi việt gian, mật thám”.

Là lãnh tụ tối cao như Bác Hồ luôn tôn trọng và chấp hành luật pháp như những công dân bình thường đồng thời luôn nhắc nhở mọi người nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Có lần Bác đi công tác xa, về đến Thủ đô vào khoảng 11h30 trưa. Khi xe đến ngã tư thì đèn đỏ bật lên, biết Bác đi công tác từ sáng sớm đến trưa đã mệt, người chiến sĩ bảo vệ định xuống xe yêu cầu cảnh sát giao thông bật đèn xanh cho đi ngay. Biết ý định ấy, Bác liền ngăn lại nói phải nghiêm chỉnh tuân theo tín hiệu giao thông. Một chuyện cảm động nữa là thời kỳ miền Bắc nước ta gặp nhiều khó khăn về lương thực. Đảng và Chính phủ quết định mọi công dân đều phải ăn độn. Tuy nhiên, đối với Bác Hồ, sức khỏe của Người là sức mạnh của cách mạng nên Trung ương chỉ thị không để Bác phải ăn độn, nhưng Người quyết không nhận hưởng chế độ đặc biệt ấy. Có lần tại Phủ Chủ tịch, các chiến sỹ cảnh vệ tổ chức chăn nuôi gà để cải thiện đời sống, Vì gà thả rong nên thường bị quạ, diều hâu bắt, anh em cảnh vệ định dùng súng bắn chúng. Hay tin, Bác ra lệnh không được bắn, không được làm trái với quy định của chính quyền cấm bắn súng trong nội thành. Theo Bác “Luật pháp phải được mọi người chấp hành nghiêm chỉnh, không chừa một ai”.

Tư tưởng của Bác Hồ về pháp chế và hành vi mẫu mực của Người trong việc thực thi pháp luật là tấm gương, là bài học vô cùng quý báu đối với chúng ta, nhất là những cán bộ làm việc trong các cơ quan công quyền. Đó chính là chuẩn mực đạo đức, hành vi là hệ thống nguyên tắc góp phần làm lành mạnh xã hội. Tuy vậy, những năm qua có không ít cán bộ, đảng viên trong các cơ quan công quyền, thậm chí có cả những cán bộ cao cấp đã vi phạm chuânt mực đạo lý, pháp lý làm giảm lòng tin của nhân dân. Những hành vi ấy cần phải được uốn nắn, ngăn chặn, xử lý triệt để góp phần làm trong sạch đội ngũ và giữ nghiêm luật pháp, tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước như lời dạy của bác Hồ: “Bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm bag chịu trách nhiệm trước nhân dân”.