banner2019
 
Thứ bảy, ngày 18 tháng 01 năm 2025
Thứ bảy, ngày 18 tháng 01 năm 2025
Nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn bộ phận và tổ trưởng công đoàn
Cập nhật lúc 08:07 ngày 20/09/2016

I. Chủ tịch Công đoàn bộ phận có nhiệm vụ sau:

1. Tìm hiểu và nắm vững chế độ chính sách có liên quan đến CNVCLĐ ở bộ phận, ở đơn vị, tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc thực hiện các chính sách đó.


Nắm vững Thỏa ước lao động tập thể của công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể người lao động đã ký kết với người sử dụng lao động, trong đó chú ý đến các mục có liên quan đến bộ phận, các quy chế (nội qui) ở đơn vị, chương trình công tác của công đoàn cơ sở: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác của bộ phận (phòng, ban, phân xưởng...). Xây dựng chương trình công tác của công đoàn bộ phận, phân công các ủy viên Ban Chấp hành công đoàn bộ phận thực hiện.

Chỉ đạo, giúp đỡ các tổ công đoàn hoạt động theo các nội dung xây dựng tổ công đoàn vững mạnh. Chủ tịch công đoàn bộ phận trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ ở bộ phận; hướng dẫn công nhân, viên chức, lao động ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.

Bên cạnh đó, chủ tịch công đoàn bộ phận cần vận động CNVCLĐ thực hiện đúng Hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động tập thể đã ký đồng thời giám sát người sử dụng lao động thực hiện đúng các cam kết; hướng dẫn CNVCLĐ giúp nhau làm kinh tế gia đình tăng thu nhập cho họ.

2. Công đoàn bộ phận tham gia quản lý và kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức, chủ trì Đại hội CNVC ở bộ phận để bàn tìm giải pháp thực hiện các điều khoản trong TƯLĐTT, các nội quy, quy chế của đơn vị, đặc biệt các quy chế liên quan đời sống, vật chất, tinh thần của CNVCLĐ.

Giám sát, kiểm tra việc thực thi các chế độ chính sách, các quy chế, các điều khoản trong TƯLĐTT, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình; kiến nghị với chuyên môn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CNVCLĐ ở bộ phận, chú ý đến việc nâng bậc lương hàng năm, việc học tập đối với cán bộ CNVC nhằm đảm bảo tiêu chuẩn; quan tâm đến đời sống tinh thân của người lao động.

3. Xây dựng tổ chức, củng cố mạng lưới hoạt động, quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng tổ công đoàn vững mạnh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động cho phù hợp với đoàn viên, công nhân viên chức, lao động ở đơn vị.

II. Nhiệm vụ của tổ trưởng công đoàn

- Tìm hiểu và nắm vững các chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến người lao động ở tổ, tình hình sản xuất kinh doanh công tác và các chương trình công tác của công đoàn bộ phận và công đoàn cơ sở:

- Nắm rõ các hợp đồng lao động của người lao động đã giao kết, nội dung của Thỏa ước lao động tập thể, chính sách đối với người lao động.

- Nắm vững chương trình công tác của công đoàn cơ sở và công đoàn bộ phận, theo tháng, quý... để xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ công đoàn.

- Tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng tổ công đoàn vững mạnh gồm những hoạt động cụ thể sau: Khi làm việc phải có hợp đồng và vận động CNVCLĐ thực hiện tốt các hợp đồng đã ký; giúp nhau nâng cao trình độ chuyên chuyên, nghề nghiệp, cải tiến kỹ thuật, lề lối làm việc, tích cực học tập đáp ứng thời kỳ mới.

Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ để kịp thời giải quyết vướng mắc trong CNVCLĐ; tập hợp ý kiến người lao động phản ánh lên công đoàn cấp trên các vấn đề tổ công đoàn không đủ khả năng giải quyết.

Tổ chức tốt Đại hội CNVC ở tổ, tham gia xây dựng TƯLĐTT, các quy chế của đơn vị có liên quan đến CNVC ở tổ; vận động CNVCLĐ học tập nâng cao tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ, giúp nhau trong cuộc sống, xây dựng củng cố tập thể đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau; động viên CNVCLĐ tích cực tham gia các hoạt động văn hóa thể thao các cuộc sinh hoạt chính trị, thời sự, chính sách; phân công đoàn viên hoạt động theo các chuyên đề; thường xuyên theo dõi, giúp đỡ đoàn viên hoạt động, đề xuất khen thưởng đoàn viên hoạt động công đoàn tích cực.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn theo tháng, đồng thời trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn; kiểm ra đôn đốc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ, đồng thời giúp đỡ đoàn viên thực hiện các nhiệm vụ được tổ công đoàn phân công; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy đinh.

An Nguyễn