banner2019
 
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Phương pháp hoạt động của Chủ tịch công đoàn cơ sở
Cập nhật lúc 03:32 ngày 08/10/2015

Nói về phương pháp hoạt động của Chủ tịch công đoàn cơ sở tức là nói đến cách thức hoạt động của Chủ tịch mcông đoàn cơ sở, mà cách thức hoạt động của Chủ tịch công đoàn cơ sở thì rất đa dạng, phong phú, nó tùy thuộc vào nội dung hoạt động công đoàn và tình hình thực tiễn ở cơ sở.

Do vậy, để lựa chọn, sử dụng các phương pháp hoạt động cho phù hợp với nội dung hoạt động và với điều kiện cụ thể, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần căn cứ vào nội dung hoạt động và tình hình cụ thể của cơ sở.

Sau đây là một số phương pháp hoạt động cơ bản mà Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quán triết để vận dụng các linh hoạt, sáng tạo vào những điều kiện, nội dung hoạt động cụ thể.

1. Phương pháp thuyết phục.

Thuyết phục, giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch và có tổ chức để nâng cao nhận thức, năng lực cho đối tượng thuyết phục, nhằm làm cho đối tượng thuyết phục phát triển một cách toàn diện, và nâng cao tinh thần giác ngộ, ý thức tự giác của người được thuyết phục trong thực hiện nhiệm vụ. Như vậy thuyết phục và giáo dục đều là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và có quan hệ mật thiết với nhau, nếu tuyên truyền, giáo dục tốt sẽ là cơ sở thuận lợi cho thuyết phục, nhằm thu hút đối tượng thuyết phục vào tổ chức, tự nguyện hoạt động trong tổ chức, ngược lại nếu thuyết phục tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền giáo dục đối tượng thuyết phục tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền giáo dục đối tượng thuyết phục về các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội và chủ trương, Nghị quyết của các cấp công đoàn, để họ tự giác thực hiện.

Để có thể thực hiện tốt phương pháp thuyết phục, với vai trò là người đi thuyết phục, Chủ tịch công đoàn cơ sở phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

Một là: Chủ tịch công đoàn cơ sở phải liên hệ mật thiết với đoàn viên CNVC-LĐ (hoặc là những đối tượng khác cần thuyết phục) sát với thực tế sản xuất kinh doanh, để nắm được tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc và nhu cầu hợp pháp, chính đáng của họ trong đời sống, trong hoạt động kinh tế, xã hội, nắm được tâm lý, những đề xuất hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến lề lối làm việc của công nhân, lao động và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của cơ quan, đơn vị.

Hai là: Chủ tịch công đoàn cơ sở phải trung thực, thẳng thắn, quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, lợi ích của doanh nghiệp, có phương pháp hoạt động, tập hợp quần chúng, được CNVC-LĐ quý mến và tin tưởng.

Ba là:  Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chú trọng hướng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở vào giải quyết những nhu cầu bức xúc, hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, để công nhân lao động, đoàn viên công đoàn gắn bó với công đoàn, tin vào người đại diện của mình, trên cơ sở đó mà tự giác phấn đấu thực hiện tốt những chủ trương do công đoàn đề ra.

Bốn là: Chủ tịch công đoàn cơ sở phải tích cực, chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải thực sự am hiểu chính sách, pháp luật, đặc biệt là phải có kinh nghiệm trong tổ chức vận động và phân công đoàn viên hoạt động. Hướng tổ chức hoạt động công đoàn cơ sở vào giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc và quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động.

2. Thu nhập và xử lý thông tin.

Thông tin kịp thời, chính xác và xử lý khoa học, kịp thời thông tin là yêu cầu và điều kiện quan trọng, không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác, cũng như trong quốc phòng, an ninh và trong giải quyết quan hệ xã hội… Đặc biệt đối với tổ chức hoạt động quần chúng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa diễn ra như một xu thế khách quan, cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt thì việc nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin lại càng có vai trò cực kỳ quan trọng. Do vậy để hoạt động của Chủ tịch công đoàn cơ ở thiết thực, hiệu quả, đòi hỏi Chủ tịch công đoàn cơ sở phải đặc biệt quan tâm đến thu nhận và xử lý thông tin một cách chính xác và kịp thời.

a. Thu nhận thông tin.

Khi thu nhận thông tin, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chú ý đến các nguồn thông tin chính sau:

Một là: Chú ý xử dụng nguồn thông tin hai chiều, đó là nguồn thông tin từ cấp dưới báo cáo lên, thông tin từ cấp trên đưa xuống. Đây là nguồn thông tin chính thống, là cơ sở chủ yếu để Chủ tịch công đoàn xử lý trong quản lý và điều hành hoạt động công đoàn cơ sở, là cơ sở để Chủ tịch công đoàn cơ sở đề ra chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động. Trong thu nhập, xử lý thông tin, Chủ tịch công đoàn cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đối với cấp trên và thông tin đối với cấp dưới, chú trọng xây dựng quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa cấp dưới với cấp trên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ để nắm vững kịp thời các thông tin.

Hai là: Chủ tịch công đoàn phải liên hệ mật thiết với CNVC-LĐ để năm bắt thông tin về tình hình tư tưởng, đời sống và những bức xúc của công nhân lao động, tình hình sản xuất kinh doanh… Nắm bắt tình hình đơn, thư khiếu kiện, tố cáo của CNLĐ và cả những đề xuất, những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của CNLĐ trong tổ chức sản xuất kinh doanh.

hủ tịch công đoàn cần quan tâm đến nguồn thông tin đại chúng, các thông tin trên vô tuyến truyền hình, trên báo, đài, trên mạng Internet… hoặc các thông tin thông qua tiếp xúc ngoài xã hội.

b. Việc xử lý thông tin.

Để xử lý thông tin chính xác, có hiệu quả, trước tiên Chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) cần kiểm tra độ tiên cậy của thông tin, phân loại thông tin, để xem xét những thông tin nào thuộc trách nhiệm công đoàn giải quyết, thông tin nào cần bàn với chuyên môn để phối hợp giải quyết, thông tin nào thuộc trách nhiệm của cấp trên… Đối với những thông tin thuộc phạm vi của công đoàn cơ sở, mà thấy cần phải đưa ra Ban chấp hành, hoặc Ban Thường vụ bàn để có chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện thống nhất, thì Chủ tịch công đoàn cần chủ động đưa ra bàn bạc, thảo luận tại cuộc họp Ban chấp hành hoặc Ban Thường vụ để thống nhất giải pháp thực hiện, sau đó công khai cho công đoàn cấp trên và mọi người biết về chủ trương, kế hoạch tổ chức thực hiện để mọi đoàn viên công đoàn biết, theo dõi việc thực hiện.

Đối với những thông tin lớn, đòi hỏi việc xử lý phức tạp, thì Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể tổ chức hội nghị chuyên đề, để khai thác, tập hợp trí tuệ của đông đảo công nhân, lao động, của cán bộ công đoàn vào việc tìm ra giải pháp giải quyết có hiệu quả. Trường hợp những thông tin vượt quá khả năng giải quyết của công đoàn cơ sở, thì Chủ tịch công đoàn phải kịp thời phản ánh lên cấp trên hoặc lên những cơ quan có chức năng để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

3. Phương pháp giải quyết.

Sức mạnh của tổ chức chính là việc thu hút được đông đảo người tự nguyện vào tổ chức, tự giác tham gia hoạt động trong tổ chức. Do vậy sử dụng phương pháp tổ chức trong tổ chức hoạt động công đoàn sơ sở có vai trò rất quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở.

Để sử dụng có hiệu quả phương pháp tổ chức trong tổ chức hoạt động công đoàn, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm đến các vấn đề cơ bản sau:

Chú trọng tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng để thu hút, tổ chức, chỉ đạo cho đoàn viên CNVC-LĐ tham gia hoạt động.

Giúp đỡ, hướng dẫn và khuyến khích các tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, các ban của công đoàn cơ sở   chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, phân công đoàn viên, CNVC-LĐ tham gia hoạt động công đoàn theo chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra.

Tổ chức các ban, tiểu ban chuyên đề để tổ chức, theo dõi các hoạt động như: ban thi đua, nữ công, an toàn vệ sinh lao động, Ủy ban kiểm tra… Tổ chức tập hợp các cộng tác viên tích cực hoạt động công đoàn, nhằm tập hợp, khai thác trí tuệ, năng lực của cán bộ, đoàn viên công đoàn vào lĩnh vực hoạt động của công đoàn cơ sở.

4. Hoạt động bằng quy chế.

Xây dựng và thực hiện quy chế trong tổ chức vào hoạt động công đoàn là phương pháp hoạt động có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của cá nhân và của các bộ phận trong tổ chức hoạt động công đoàn, đồng thời phát huy tối đa ý thức làm chủ và tinh thần chủ động, sáng tạo của động đảo cán bộ đoàn viên công đoàn.

Để thực hiện có hiệu quả phương pháp hoạt động bằng quy chế, đòi hỏi Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của cá nhân và của các bộ phận trong tổ chức hoạt động công đoàn, đồng thời phát huy tối đa ý thức làm chủ và tinh thần chủ động, sáng tạo của đông đảo cán bộ đoàn viên công đoàn.

Để thực hiện có hiệu quả phương pháp hoạt động bằng quy chế, đòi hỏi Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm tổ chức thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

- Phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, theo đúng tinh thần chỉ đạo và yêu cầu của Nghị định 71/Cp/1998; Nghị định 07/CP/1999; Nghị định 29/CP/1998 của Chính phủ; Thông tư 03/1998/TT-TCCP.

Chủ động phối hợp với Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và chuyên môn. Khi xây dựng quy chế phối hợp, Chủ tịch công đoàn cần căn cứ vào chính sách, pháp luật, đặc biệt là căn cứ vào những nội dung quy định của Quy chế dân chủ để quy định quyền và trách nhiệm của mỗi bên; quy định phương thức phối hợp hoạt động giữa BCHCĐ với chuyên môn, nhằm tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan doanh nghiệp.

- Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chú trọng lựa chọn, tổ chức các hình thức cụ thể, phù hợp để mọi thành viên có liên quan tham gia xây dựng Quy chế phối hợp, quy chế quản lý cơ quan, doanh nghiệp, quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy cơ quan, đơn vị..

- Đối với những vấn đề thuộc phạm vi của CĐCS, Chủ tịch CĐCS cần chủ động tổ chức xây dựng quy chế, quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của CĐCS, Ban chấp hành, các Ban chuyên đề của công đoàn bộ phận và các tổ công đoàn, quy định về mối quan hệ và lề lối làm việc của công đoàn cơ sở, của Ban Chấp hành công đoàn và Chủ tịch công đoàn cơ sở. Để quy chế được xây dựng một cách dân chủ, rộng rãi, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chỉ đạo tham gia xây dựng quy chế từ tổ công đoàn trở lên, thông qua việc tổ chức các hình thức thiết thực cụ thể, phù hợp với điều kiện của đoàn viên để mọi đoàn viên và CNVCLĐ được tham gia đóng góp hoàn thiện quy chế. Khi quy chế được chính thức thông qua, Chủ tịch công đoàn cần có chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến quy chế đến tất cả công nhân, viên chức lao động để mọi người nắm được những quy định của quy chế và tự giác thực hiện nghiêm túc quy chế.

Chú trọng thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, các Ban chuyên đề, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động của các công đoàn bộ phận, tổ công đoàn và các Ban chuyên đề. Trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động công đoàn của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần chú trọng thực hiện ba nguyên tắc sau của công tác tổ chưc:

+ Phải rõ mục tiêu hoạt động.

+ Có kế hoạch thực hiện khoa học, nghĩa là kế hoạch chương trình hoạt động phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn, đồng thời phải rõ người, rõ việc, rõ tiến độ.

+ Có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Nếu không thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trên của công tác tổ chức thực hiện, thì kết quả của công tác tổ chức hoạt động sẽ kém hiệu quả, thậm chí có thể bị thất bại.

- Quan tâm xây dựng các mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị.

Chủ tịch công đoàn là người đứng đầu Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, xây dựng mối quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn cơ sở với cấp ủy Đảng, người sử dụng lao động và đại diện các tổ chức quần chúng khác trong cơ quan, doanh nghiệp, thực chất là xây dựng quan hệ giữa công đoàn cơ sở - tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVC-LĐ với người sử dụng lao động và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khác trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm tăng cường hiểu biết, phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu các mối quan hệ trên được quan tâm xây dựng trên tinh thần hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau thì sẽ là điều kiện thuận lợi để các tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và ngược lại.

Do vậy Chủ tịch công đoàn cơ sở cần hết sức quan tâm xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong cơ quan, doanh nghiệp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm xây dựng, cũng cố các mối quan hệ cơ bản sau:

Quan hệ giữa Ban Chấp hành CĐCS với Đảng ủy:

+ Đây là mối quan hệ giữa đại diện của đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân ở cơ sở với đại diện của tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVC-LĐ ở cơ sở. Trong mối quan hệ này cần quán triệt rõ, tổ chức hoạt động của CĐCS phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp. Hoạt động của công đoàn cơ sở phải nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng, chủ chương, nghị quyết của cấp ủy. Cấp ủy Đảng cùng cấp lãnh đạo công đoàn bằng nghị quyết, chủ chương, bằng hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở hoạt động và cấp ủy Đảng cùng cấp lãnh đạo công đoàn thông qua việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các đảng viên đang sinh hoạt trong tổ chức công đoàn.

Hoạt động của CĐCS đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nghĩa là tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở phải quán triệt chủ chương, nghị quyết của cấp ủy Đảng và phải góp phần thực hiện các chủ trương nghị quyết của cấp ủy Đảng cùng cấp.

+ Định kỳ (hoặc đột xuất), chủ tịch công đoàn cơ sở phải báo cáo kết quả hoạt động của công đoàn cơ sở, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng về chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở, đồng thời đề nghị các cấp ủy Đảng lãnh đạo, tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.

Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của CNLĐ với cấp ủy Đảng, để cấp ủy Đảng nghiên cứu đề ra những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, hoạt động cho phù hợp. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức cho công nhân lao động tham gia góp ý xây dựng Đảng một cách chân tình, thẳng thắn. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho cấp ủy Đảng xem xét kết nạp vào Đảng.

Mối quan hệ giữa Ban chấp hành CĐCS với Giám đốc doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện cho tập thể người lao động trong đơn vị là Ban chấp hành công đoàn, quan hệ này là mối quan hệ cơ bản, quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp, cơ quan đơn vị và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công nhân, lao động của tổ chức công đoàn và cả người sử dụng lao động ở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Do vậy xây dựng cũng cố mối quan hệ này không phải chỉ là trách nhiệm của công đoàn cơ sở mà là trách nhiệm của người sử dụng lao động của tất cả các tổ chức và của mọi người trong doanh nghiệp, cơ quan đơn vị.

- Mối quan hệ giữa Ban Chấp hành CĐCS và sử dụng lao động phải được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu chung là sản xuất, kinh doanh, công tác của đơn vị phát triển; đảm bảo việc làm ổn định, tăng dần thu nhập cho người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng lao động, người lao động và lợi ích của Nhà nước. Đối với công đoàn cơ sở để xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần ủng hộ người sử dụng lao động khi họ đề ra chủ trương, kế hoạch đúng đắn và tổ chức thực hiện nó theo đúng chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cần vận động CNVC-LĐ và tổ chức cho CNVC-LĐ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Chủ động tham gia và tổ chức cho người lao động tham gia cùng với người sử dụng lao động tháo gỡ khó khăn, làm cho cho doanh nghiệp, cơ quan phát triển.

Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện đúng chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chủ tịch CĐCS cần có giải pháp mềm dẻo, linh hoạt tham gia một cách có căn cứ pháp lý và có sức thuyết phục, để người sử dụng lao động nhận thấy rõ việc làm của mình là vi phạm pháp luật, cần phải khắc phục. Trường hợp công đoàn cơ sở đã tham gia, nhưng người sử dụng lao động vẫn cố tình làm sai, vi phạm đến quyền, lợi ích của CNVC-LĐ, lợi ích của Nhà nước, thì Chủ tịch công đoàn cơ sở cần có biện pháp kiên quyết ngăn chặn kịp thời.

Mối quan hệ giữa Chủ tịch công đoàn cơ sở với CNVC-LĐ.

Đây là mối quan hệ giữa tập thể CNVC-LĐ với người đứng đầu tổ chức đại diện của họ.

Trong mối quan hệ này, Chủ tịch CĐCS cần thường xuyên coi trọng việc liên hệ mật thiết với công nhân lao động, tôn trọng và lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, để có chương trình kế hoạch hoạt động sát với thực tế, nhằm tập hợp được trí tuệ, giải quyết và đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động ở cơ sở, từ đó mới vận động, tập hợp được đông đảo công nhân lao động và đoàn viên công đoàn tự giác tham gia hoạt động công đoàn, làm cho tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh.

5. Phương pháp chỉ đạo điểm:

Chỉ đạo điểm là một phương pháp tổ chức hoạt động khoa học, có hiệu quả được áp dụng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hoạt động xã hội, nhằm tránh được những sơ suất, sai nhằm khuyết điểm khi tiến hành tổ chức hoạt động để mang lại chất lượng, hiệu quả hoạt động cao hơn.

- Khi vận dụng phương pháp hoạt động chỉ đạo điểm hoặc nội dung chỉ đạo điểm.

Đối với đơn vị, hoặc bộ phận chọn để chỉ đạo điểm phải là các đơn vị, bộ phận trung bình tiên tiến, để sau khi chỉ đạo có thể điểm rút ra bài học kinh nghiệm cho số đông các đơn vị, bộ phận học tập và vận dụng vào tổ chức thực hiện. Đối với nội dung để chọn chỉ đạo thì phải là những nội dung mới, đang chuẩn bị tổ chức triển khai thực hiện nhưng chưa có nhiều kinh nghiệp, cần chỉ đạo thí điểm để rút kinh nghiệm làm cơ sở cho công tác tổ chức chỉ đạo ở phạm vi rộng.

- Để công tác chỉ đạo điểm đạt kết quả cao, những cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện công tác chỉ đạo điểm cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm về lĩnh vực chỉ đạo. Cán bộ được giao nhiệm vụ chỉ đạo điểm phải chuẩn bị kỹ mục đích, yêu cầu, nội dung cần chỉ đạo, để hướng dẫn, giúp đỡ đơn vị, bộ phận thực hiện các nội dung chương trình thực hiện theo yêu cầu của công tác chỉ đạo điểm. Cán bộ được giao nhiệm vụ chỉ đạo điểm không được làm thay đơn vị, bộ phận được chọn chỉ đạo điểm.

- Kết thúc đợt chỉ đạo điểm, cán bộ chỉ đạo điểm phải cùng với đơn vị, bộ phận được tiến hành điểm tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm các mặt được và chưa được để phổ biến, nhân ra diện rộng những mặt được, tìm biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Cần chú ý áp dụng việc chỉ đạo điểm xây dựng tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên vững mạnh, vào chỉ đạo các tiểu ban và ban chuyên đề của công đoàn cơ sở để rút kinh nghiệm nhân rộng những kinh nghiệm hay trong tổ chức hoạt động công đoàn.

6. Tham gia ý kiến, đề xuất và kiến nghị:

Tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị được coi là một trong những phương pháp hoạt động công đoàn. Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm nghiên cứu, vận dụng phương pháp này cho phù hợp. Để thực hiện tốt phương pháp này, trước khi tham gia ý kiến, hoặc đề xuất, kiến nghị chủ tịch công đoàn cơ sở cần xác định rõ, nội dung tham gia đề xuất ý kiến là gì? Đối tượng tham gia là ai? Mục đích của tham gia, đề xuất là gì? Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, hình thức tham gia một cách có tình, có lý và có cơ sở thực hiện, để người được tham gia nhận thấy những ý kiến của công đoàn có cơ sở, có sức thuyết phục và có khả năng thực thi.

Trường hợp những ý kiến tham gia, đề xuất, kiến nghị của Chủ tịch công đoàn có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, lao động, nhưng chưa được chấp nhận giải quyết, thì trước tiên Chủ tịch công đoàn cơ sở cần xem xét lại những ý kiến đề xuất kiến nghị của mình đã hợp tình, hợp lý chưa và có khả năng thực thi không? Nếu thấy cần thiết phải tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành hoặc của đông đảo người lao động, thì Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể lựa chọn các hình thức thích hợp để tranh thủ ý kiến; nếu kiểm tra xem xét lại thấy những đề xuất, kiến nghị của công đoàn đã thực sự hợp lý và có khả năng thực thi, nhưng không được thực hiện, thì Chủ tịch công đoàn có thể làm văn bản kiến nghị yêu cầu người được tham gia phải thực hiện nghiêm túc những đề xuất, kiến nghị của công đoàn để không phạm đến quyền và lợi ích của công nhân lao động, lợi ích của tập thể, của Nhà nước. Đồng thời nếu thấy cần thiết có sự giúp đỡ của công đoàn cấp trên đối với những ý kiến tham gia đề xuất, kiến nghị của mình, thì Chủ tịch công đoàn cơ sở báo cáo nhanh lên cấp trên trực tiếp để ý kiến chỉ đạo kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ở đơn vị và trật tự an ninh xã hội.

7. Công tác kiểm tra:

Kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ cán bộ công đoàn hoạt động là một trong những phương pháp hoạt động quan trọng của Chủ tịch công đoàn cơ sở. Khi vận dụng thực hiện phương pháp này trong công tác công đoàn, Chủ tịch CĐCS cần quan tâm đến những nội dung kiểm tra cơ bản sau:

Một là: Chú trọng kiểm tra việc tổ chức thực hiện nội dung chương trình công tác của CĐCS, của các tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, CĐCS thành viên và các Ban chuyên đề của công đoàn cơ sở.

Hai là: Kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành CĐCS với người sử dụng lao động và các tổ chức khác cùng cấp. Khi kiểm tra nội dung này cần chú ý xem xét các bên tổ chức thực hiện những quy định đã cam kết trong quy chế phối hợp như thế nào, những nội dung nào chưa thực hiện được, nguyên nhân của việc chưa thực hiện và những tồn tại, hạn chế.

Ba là: Chủ tịch cơ sở cần chú trọng và nghiêm túc thực hiện việc tự kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của mình đã được xây dựng theo ngày, tuần, tháng, quý để có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những mặt mạnh…

Là người đứng đầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở, để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chăm lo bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, đòi hỏi Chủ tịch công đoàn cơ sở phải vận dụng, lựa chọn một cách linh hoạt, sáng tạo những nội dung và phương pháp công tác của mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Trong tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đặc biệt quan tâm đến chỉ đạo tổ chức đại hội công đoàn cơ sở và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động ở cơ sở.

An Nguyễn