banner2019
 
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 20/10/2017
Cập nhật lúc 09:34 ngày 22/10/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Việt Nam chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu ô tô.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2017, Việt Nam nhập khẩu tổng trị giá hàng hóa hơn 8,2 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng có tổng trị giá nhập khẩu nhiều nhất gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,4 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (1,2 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (846 triệu USD); Vải các loại (445 triệu USD); Sắt thép các loại (381 triệu USD; Xăng dầu các loại (284 triệu USD). 
 Đáng chú ý, thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục dấu hiệu ảm đạm khi 15 ngày đầu tháng 10 chỉ có 2.511 ô tô nguyên chiếc các loại nhập về, tổng trị giá 61 triệu USD. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống (ô tô con) chỉ có 526 chiếc, ô tô trên 9 chỗ ngồi được 25 chiếc, còn ô tô tải được 1.595 chiếc.
 Cộng dồn từ đầu năm đến 15/10, Việt Nam đã chi hơn 1,6 tỷ USD nhập về 74.112 ô tô nguyên chiếc các loại. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 34.098 chiếc, ô tô trên 9 chỗ ngồi chiếc 516 chiếc, còn ô tô tải 31.053 chiếc. 
Bên cạnh đó, vấn Mỹ, Nhật, Thái tăng nhập linh kiện ô tô ở Việt Nam cũng được các cơ quan báo chí đề cập đến trong ngày 20/10. Không chỉ là thị trường nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô với giá trị lớn, Việt Nam cũng đang gia tăng xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng ô tô sang nhiều nước, đáng chú ý là cả ở những cường quốc có ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Đáng chú ý theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 9 tháng qua tăng mạnh ở những thị trường có ngành công nghiệp ô tô phát triển. Cụ thể, trong 9 tháng qua, thị trường Nhật Bản nhập khẩu đến 1,56 tỉ đô la Mỹ, tăng 13,2%; Mỹ với 865 triệu đô la Mỹ, tăng 52%, Thái Lan với 245 triệu đô la Mỹ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước;…
Một điểm đáng chú ý lâu nay nhiều người lo lắng Việt Nam chi nhiều tiền nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô, nhưng nếu so sánh với kết quả trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam lại cao hơn là kim ngạch nhập khẩu.
2. Hàng Việt đứng thứ hai về đóng thuế vào Mỹ.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ đã đóng hơn 2,2 tỉ USD tiền thuế, xếp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. 
Số tiền thuế hàng nhập khẩu xuất xứ từ VN phải đóng chiếm khoảng 10% số tiền thu thuế hàng nhập khẩu của Mỹ. 
Thu hút FDI: Chưa như kỳ vọng 
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), từ năm 1991 đến nay, FDI trở thành động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. FDI đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Điểm ra có thể thấy, nhiều địa phương khi có sự thâm nhập của các DN FDI đã từng bước thay đổi diện mạo, điển hình là Bắc Ninh, nhờ thu hút có hiệu quả FDI mà chỉ trong 5 năm gần đây đã biến đổi cơ bản, từ tỉnh nông nghiệp trở thành tỉnh công nghiệp, hiện nông nghiệp chiếm khoảng 8%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 82%. Giới chuyên gia kinh tế cũng nhận định, sau 3 thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ khối FDI, nay chiếm tới ¼ tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu. 
LH (Nguồn VP Bộ CT)