banner2019
 
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 09/6/2017
Cập nhật lúc 04:47 ngày 11/06/2017

Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh- thông tin cụ thể như sau:

1. PVN: Sau 5 tháng, các chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch đề ra.


Trên nhiều bài viết đưa tin, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên sau 5 tháng, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đều hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra.

Cũng theo PVN, sản lượng khai thác dầu tháng Năm đạt 1,34 triệu tấn, vượt 12,3% kế hoạch tháng, lũy kế sau 5 tháng, tập đoàn đã khai thác đươc 6,62 triệu tấn, vượt 8% so với kế hoạch 5 tháng và bằng 46,6% kế hoạch năm 2017.

Trong đó, khai thác dầu ở trong nước 5 tháng đạt 5,80 triệu tấn, vượt 8,6% (tương đương vượt 460 nghìn tấn) so với kế hoạch 5 tháng. Còn ở nước ngoài, PVN khai thác được 0,82 triệu tấn, vượt 3% kế hoạch 5 tháng.

Ngoài khai thác dầu, nhiều chỉ tiêu khác cũng vượt kế hoạch Chính phủ giao. Đơn cử, sản lượng khai thác khí sau 5 tháng đầu năm đạt 4,38 tỷ m3, vượt 7,4% (tương đương vượt 0,3 tỷ m3) so với kế hoạch 5 tháng và bằng 45,6% kế hoạch năm 2017. Sản xuất điện đạt 9,24 tỷ kWh và bằng 46,0% kế hoạch năm. Trong khi sản xuất đạm vượt 10,6% và sản xuất xăng dầu vượt 16,4% kế hoạch 5 tháng và bằng 41,2% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, theo PVN, đến hết tháng Năm, tập đoàn đã có 1 phát hiện dầu khí mới và tập đoàn đã đưa công trình giàn Thỏ Trắng 3 vào khai thác từ ngày 07/5, sớm hơn so với kế hoạch 13 ngày.

2. Công nghiệp Việt Nam chờ đột phá.

Nhìn lại chặng đường 10 năm (2006-2015), không thể phủ nhận thực tế ngành công nghiệp Việt Nam đã thu được những kết quả. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm qua tăng cao gần 3,5 lần, từ 0,3 triệu tỷ đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định khoảng 31-32% và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Mặc dù đã đạt được nhiểu kết quả song ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cũng thẳng thắn thừa nhận, có nhiều điểm nghẽn trong phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam. Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây, từ 14,3%/năm của giai đoạn 2006-2010 xuống còn 10%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và giảm hầu hết trong các nhóm ngành công nghiệp. 

Một điểm nghẽn khác được ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra đó là chính sách phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn chưa đạt mục tiêu đề ra.

Vậy cho nên, việc nhanh chóng xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững là việc làm cấp bách.

Xem chi tiết tại đây.

LH (Nguồn VP Bộ CT)