banner2019
 
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Thứ năm, ngày 04 tháng 07 năm 2024
Cán bộ công đoàn phải do chính người lao động bầu chọn
Cập nhật lúc 10:03 ngày 01/01/2014
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song 5 năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn Tập đoàn Hoá chất Việt Nam vẫn đạt 14,5%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 136%, doanh thu tăng 187,7%; thu nhập bình quân người lao động tăng 166%. Để đạt được thành quả này, Công đoàn Hoá chất Việt Nam đã không ngừng vận động CNVCLĐ phát huy ý tưởng sáng tạo, thi đua lao động sản xuất... phấn đấu xây dựng Tập đoàn Hoá chất ngày càng phát triển vững mạnh.


Một nhiệm kỳ vượt khó

Nhiệm kỳ VIII của Công đoàn Hoá chất Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới rất khó khăn. Điều này tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, việc làm của CNVCLĐ. Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí của toàn thể lãnh đạo, cán bộ CNVCLĐ, hoạt động của Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam và công đoàn cơ sở đi vào ổn định, đúng hướng và chất lượng. Các cấp Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã tập trung tuyên truyền pháp luật, chế độ, chính sách... giúp người lao động nắm vững, thực hiện tốt chế độ chính sách để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao được chú trọng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và giao lưu học hỏi giữa các đơn vị trong Tập đoàn. Năm 2013, chào mừng các sự kiện lớn, Tập đoàn Hóa chất VN và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất VN đã phối hợp tổ chức thành công hội thao, hội diễn CNVCLĐ. Một số đơn vị trong Tập đoàn thường xuyên duy trì tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội diễn trong CNVC LĐ, thể hiện tình cảm của đội ngũ CNVC LĐ và tổ chức Công đoàn đối với Đảng, với đất nước; động viên tinh thần, tư tưởng, tạo không khí thi đua sôi nổi cho người lao động nỗ lực hơn trong sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của Tập đoàn. Theo mô hình đổi mới quản lý, ngay sau Đại hội VIII, Ban Thường vụ Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã chủ động xây dựng, sửa đổi và ký kết qui chế phối hợp chỉ đạo hoạt động giữa Tổng Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn. Hàng năm tiến hành rà soát, kiểm điểm kết quả thực hiện. Công đoàn đã tuyên truyền về công tác sắp xếp lại doanh nghiệp, giúp người lao động yên tâm công tác; tham gia với chuyên môn trong xây dựng phương án sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi người lao động bằng hoặc cao hơn so với quy định. Trước tình hình giá cả thị trường ngày một tăng cao, nhiều đơn vị gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm dẫn đến thu nhập của người lao động bị giảm, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam đã tiến hành khảo sát về đời sống việc làm của người lao động tại một số đơn vị trong Tập đoàn. Sau khi khảo sát, Công đoàn đã kiến nghị với Lãnh đạo Tập đoàn và được Lãnh đạo Tập đoàn nhất trí điều chỉnh đơn giá tiền lương theo hướng tăng cao hơn so với năm trước. Qua đó, các doanh nghiệp đã chủ động ổn định sản xuất đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Bên cạnh đó, công đoàn còn tham gia giải quyết tháo gỡ khó khăn bằng các biện pháp cụ thể như: Tham gia tìm đại lý tiêu thụ sản phẩm, cán bộ công đoàn quản lý doanh nghiệp... Tính đến tháng 6 năm 2013, đã có 100% số lao động trong tập đoàn được đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, một số đơn vị còn mua Bảo hiểm Thân thể, hỗ trợ tiền chữa bệnh cho người lao động. Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn hiện nay đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng. 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động và 100% các doanh nghiệp đã ký thỏa ước lao động tập thể. Trong đó, các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động được qui định cụ thể, rõ ràng, công khai. Tại một số đơn vị, người lao động có đầy đủ việc làm, cổ tức cao, thu nhập bình quân cao hơn so với mặt bằng chung của Tập đoàn và các doanh nghiệp khác trong địa bàn... do vậy người lao động rất phấn khởi và yên tâm công tác.

Những nguyên nhân chính để đạt được những kết quả trên

Công đoàn Hoá chất hiện nay có các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần do nhà nước chi phối, công ty cổ phần 100%... Mỗi loại hình doanh nghiệp hoạt động với hình thức khác nhau. Vì vậy, để hoạt động hiệu quả, phải trả lời được câu hỏi: Trong tình hình hiện nay doanh nghiệp cần gì ở tổ chức công đoàn, người lao động cần gì ở tổ chức công đoàn? Từ đó, công đoàn phải làm gì để có lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, điều quan trọng là gần gũi với cơ sở để thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động. Đổi mới ở đây là ngoài nhiệm vụ của công đoàn theo Điều lệ quy định, Công đoàn Hoá chất đã đi sâu vào triển khai các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Phát huy ý tưởng sáng tạo” với nhiều hình thức phong phú. Ví dụ, khi nhận được một ý tưởng sáng tạo từ người lao động, lãnh đạo đơn vị gửi thư cảm ơn và tặng một phần quà trị giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Vì vậy, trong 5 năm đã có 12.922 ý tưởng được đề xuất từ cán bộ CNVCLĐ, trong đó hơn 7.000 ý tưởng đã trở thành sáng kiến áp dụng trong sản xuất có giá trị làm lợi cao. Phong trào tập hợp ý tưởng sáng tạo, sáng kiến và lao động sáng tạo là phong trào mũi nhọn, là trọng tâm hoạt động của Công đoàn Hóa chất Việt Nam nhằm khai thác trí tuệ của CNVCLĐ. Phong trào này đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo thành một không khí dân chủ, tự nguyện, tự giác để tham gia mang lại hiệu quả cho chính mình và cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Công đoàn còn làm tốt công tác an sinh xã hội. 5 năm qua với truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, hàng năm, Công đoàn và Lãnh đạo Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đều có Chỉ thị liên tịch vận động toàn thể cán bộ CNVCLĐ trong Tập đoàn đóng góp hai ngày lương vào quỹ chung nhằm ủng hộ cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài Tập đoàn có hoàn cảnh khó khăn... Từ 2008 đến nay, cán bộ, CNVC LĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã đóng góp hơn 100 tỷ đồng vào các quĩ từ thiện. Công đoàn đã kiến nghị và cùng Lãnh đạo Tập đoàn trợ giúp 25 lượt cơ sở thành viên khó khăn hàng trăm triệu đồng. Hàng năm có trên 600 lượt gia đình CNLĐ nghèo, 150 cháu tật nguyền và nhiễm chất độc da cam, 140 lượt công nhân bị tai nạn lao động nặng hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được trợ cấp khó khăn, với tổng số tiền từ 300 đến 400 triệu đồng/năm. Hiện nay, các đơn vị trong Tập đoàn đang nhận phụng dưỡng 54 Mẹ VNAH với mức trợ cấp từ 300.000 - 1.000.000 đồng/người/tháng. Trong 5 năm, các đơn vị đã xây dựng gần 100 căn nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình khó khăn, gia đình chính sách trong và ngoài Ngành… Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam cũng đã đề xuất và triển khai phong trào "Xây dựng mái ấm Công đoàn" cho CNLĐ nghèo tại các đơn vị trong Ngành, được người lao động nhiệt tình hưởng ứng và thu được kết quả tốt, tạo uy tín trong hoạt động Công đoàn. Kết quả đã hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp được hơn 200 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình CNLĐ có khó khăn về nhà ở...mà đi đúng hướng, thì sẽ dễ dàng kéo theo các toa xe, cho dù các toa xe đó có chở nặng bao nhiêu… Tuy nhiên, cán bộ công đoàn cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm, nhiều đồng chí có năng lực lại không thích làm cán bộ công đoàn. Vì nhiều cơ sở, việc đánh giá năng lực cán bộ hàng năm thông qua công việc chuyên môn, nên nhiều cán bộ ưu tiên làm tốt công tác chuyên môn trước. Một số cán bộ công đoàn tâm huyết với công tác công đoàn, vì quyền lợi của người lao động lại dẫn đến mâu thuẫn với người sử dụng lao động. Nhiều nơi, cán bộ công Bên cạnh đó, thực hiện chức năng tham gia quản lý của tổ chức Công đoàn, với phương châm hướng về công đoàn cơ sở

Qua đúc rút kinh nghiệm cho thấy, vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở giống như đầu tầu của một đoàn tầu. Nếu đầu tầu đoàn cơ sở không phải được quy hoạch, xây dựng trên nguyện vọng của người lao động mà được lựa chọn, xây dựng trên “ý” của người sử dụng lao động. Có cơ sở, người sử dụng lao động không thích cán bộ công đoàn hay đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động, cho nên chủ tịch công đoàn ở đây được lựa chọn, được bầu theo sự “chỉ định” của người sử dụng lao động, dẫn đến vai trò của tổ chức công đoàn bị giảm sút. Có những đơn vị, cán bộ chuyển sang làm công đoàn chuyên trách đã thúc đẩy phong trào, động viên được CNCVLĐ thi đua lao động sản xuất… giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhưng khi những cán bộ công đoàn này làm tốt, hoàn thành nhiệm vụ khi muốn chuyển về làm chuyên môn để có cơ hội đề bạt lên chức vụ cao hơn thì lại rất khó. Ngoài ra, tại nhiều nơi, cán bộ công đoàn không phải do cơ sở đưa lên, mà do chính quyền chỉ định sang hoặc bầu theo sự “gợi ý”, chỉ đạo, không bầu trên nguyện vọng của người lao động. Cho nên, để vị trí của công đoàn được khẳng định trong giai đoạn hiện nay thì công đoàn các cấp nên coi trọng, lựa chọn kỹ những cán bộ công đoàn có đầy đủ năng lực, có tâm huyết với người lao động, cán bộ công đoàn phải do chính người lao động suy tôn thì vị trí, vai trò của công đoàn mới tiếp tục được củng cố.

Hiện nay, trong Công đoàn Hoá chất Việt Nam có hiện tượng: Một số chủ tịch công đoàn không tha thiết với vai trò chủ tịch công đoàn. Một số cán bộ đủ tiêu chuẩn làm công đoàn chuyên trách nhưng không muốn sang làm chuyên trách. Vì khi đã làm chuyên trách, muốn chuyển lại chuyên môn rất khó, còn kiêm nhiệm thì lại mất thời gian, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn… Chia sẻ với tâm tư của cán bộ công đoàn, trong thời gian qua Công đoàn Hoá chất đã luôn tìm cách động viên cán bộ công đoàn bằng nhiều hình thức như: Nhân dịp ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, ngày sinh nhật của các đồng chí chủ tịch công đoàn, đích thân Chủ tịch Công đoàn Hoá chất đã trực tiếp gửi thư chúc mừng. Ngoài ra, tại các cuộc giao ban, tổng kết, Công đoàn Hoá chất Việt Nam đã đưa nhiều nội dung giao lưu tìm hiểu tâm tư tình cảm của cán bộ công đoàn để có những hình thức chia sẻ động viên kịp thời. Mặt khác, Công đoàn Hoá chất cũng quan hệ tốt với giám đốc các doanh nghiệp để có những trao đổi, tạo sự đồng thuận, tạo điều kiện của lãnh đạo chuyên môn với hoạt động công đoàn.

Nhiệm kỳ 2012-2017, hoạt động của Tập đoàn Hoá Chất Việt Nam nói riêng và Công đoàn Việt Nam nói chung nằm trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức. Từ đặc điểm tình hình, những thuận lợi khó khăn và định hướng qui hoạch phát triển của Ngành, nhiệm vụ tổng quát của phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trong nhiệm kỳ 2012-2017 là: “Hoạt động công đoàn luôn đồng hành cùng Lãnh đạo Tập đoàn, Lãnh đạo các doanh nghiệp, vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam, vì việc làm, thu nhập ổn định của người lao động. Thường xuyên đổi mới hoạt động công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ CNVCLĐ và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam vững mạnh”. Trong đó, vận động công nhân viên chức lao động thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Tập đoàn đạt 14,5%; Hàng năm có 100% số các đơn vị tổ chức Đại hội Công nhân, viên chức, Hội nghị Người lao động, Hội nghị cán bộ công chức. 100% các doanh nghiệp ký thỏa ước lao động tập thể, 100% công nhân lao động được ký hợp đồng lao động và hưởng chế độ Bảo hiểm do Nhà nước qui định. Đảm bảo tỷ lệ phát triển đoàn viên toàn khóa tăng trên 10%. Hàng năm có trên 85% Công đoàn cơ sở đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh, trong đó có trên 50% đạt vững mạnh xuất sắc. Tiếp tục vận động cán bộ, công nhân lao động đóng góp qũi xã hội từ thiện giúp công nhân lao động còn khó khăn về nhà ở sửa chữa nâng cấp nhà ở. Hàng năm phấn đấu có trên 60 cán bộ, công nhân lao động được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo.

Vũ Tiến Dũng -Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam