banner2019
 
Thứ sáu, ngày 05 tháng 07 năm 2024
Thứ sáu, ngày 05 tháng 07 năm 2024
Tổng hợp thông tin công nghiệp và thương mại ngày 29/9
Cập nhật lúc 08:00 ngày 30/09/2016

Trong ngày 29 tháng 9 năm 2016, các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải nhiều thông tin về hoạt động công nghiệp và thương mại trong nước: Thanh tra Chính phủ truy trách nhiệm Bộ Công Thương về quản lý tạm nhập tái xuất; Quản lý thị trường tố nhau, lộ tiêu cực; Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết quả sơ bộ đối với tôm Việt Nam; Ống thép Việt Nam bị Thái Lan áp thuế hơn 300%.

​Thông tin cụ thể:

1. Thanh tra Chính phủ truy trách nhiệm Bộ Công Thương về quản lý tạm nhập tái xuất

Trên nhiều báo ra ngày hôm nay 29/9 phản ánh thông tin xung quanh Thông báo kết luận số 2441/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc ban hành Thông tư 05/2013/TT-BCT và Thông tư 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định công tác báo cáo còn chưa chặt chẽ… Bộ Công Thương còn bị cho là thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát kết quả báo cáo quản lý tạm nhập tái xuất theo quy định, chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý việc địa phương ban hành văn bản không đúng với quy định. Bên cạnh đó, việc kiểm tra hoạt động tạm nhập tái xuất chưa thực hiện đầy đủ các quy định, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước..

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công Thương cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò chủ trì trong hoạt động tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực tiễn nhằm đưa hoạt động tạm nhập tái xuất ngày càng ổn định và phát triển bền vững, đảm bảo theo thông lệ quốc tế.

2. Quản lý thị trường tố nhau, lộ tiêu cực. 

Báo Tiền phong đưa tin, thời gian gần đây, Chi cục QLTTThái Bình gây xôn xao dư luận bởi cấp dưới tố cấp trên lập chứng từ khống rút tiền ngân sách Nhà nước, ăn chặn tiền cấp dưới… Cấp trên thì tố cấp dưới hành doanh nghiệp, “đơn vị nào hữu hảo thì tha bổng còn không thì phạt thật nặng”. 

3. ​Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết quả sơ bộ đối với tôm Việt Nam. 


Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết quả sơ bộ cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ 2 (sunset review) (thực hiện 5 năm mỗi lần) đối với sản phẩm tôm Việt Nam để xác định liệu việc dỡ bỏ Lệnh áp thuế chống bán phá giá có dẫn tới khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hay không.

DOC kết luận rằng đây là biên độ phá giá phù hợp mang tính đại diện và là biên độ cao nhất mà việc phá giá có thể tiếp tục hoặc tái diễn.

Theo đó, về sơ bộ DOC kết luận rằng việc dỡ bỏlệnh áp thuế chống bán phá giá tôm của Việt Nam có thể dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá và việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá có thể lên tới 25,67%. 

Dự kiến, kết luận cuối cùng của đợt rà soát trên sẽ được DOC ban hành trong khoảng tháng 1/2017.

4. Ống thép Việt Nam bị Thái Lan áp thuế hơn 300%. 

Các doanh nghiệp cho biết mức thuếchống bán phá giá trên là quá cao sẽ khiến ống thép không gỉ của VN khó có cơ hội xuất khẩu sang thịtrường Thái Lan do khó cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) thông báo Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã ra quyết định cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép không gỉ nhập khẩu từ một số nước, trong đó có VN.

Trong đó, Ủy ban Chống bán phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng nhập khẩu nói trên từ VN với mức thuế là 310,74%. Vụ điều tra này đã được Thái Lan khởi xướng từ tháng 9.2015. 

LH (Nguồn VP Bộ Công Thương)