banner2019
 
Thứ tư, ngày 03 tháng 07 năm 2024
Thứ tư, ngày 03 tháng 07 năm 2024
Tiến bộ về bình đẳng giới tại nơi làm việc vẫn chưa đủ
Cập nhật lúc 01:05 ngày 03/05/2015

Mặc dù đã có nhiều thành tựu về bình đẳng giới, kể từ khi Tuyên bố Bắc Kinh về quyền phụ nữ đã được ký kết bởi 189 chính phủ vào năm 1995, nhiều thách thức vẫn còn, trong đó có “khoảng cách lương làm mẹ”.

Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder hỏi: "Phụ nữ đang làm việc ngày hôm nay tốt hơn họ làm việc 20 năm trước đây ?. Câu trả lời là Đúng”. “Sự tiến bộ này đã đáp ứng mong đợi của chúng ta?. Câu trả lời là Không”. Chúng ta cần phải đổi mới,  phải điều chỉnh lại các cuộc thảo luận và tập trung vào các quyền của phụ nữ trong công việc, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ.


ILO công bố một nghiên cứu mới về "khoảng cách lương làm mẹ", phụ nữ làm mẹ thường xuyên phải chịu sự bất lợi về tiền lương và khoảng cách lương của họ cao hơn khoảng cách lương của phụ nữ trên thế giới. Các bà mẹ thường kiếm được ít hơn so với phụ nữ không có con cái và còn tùy thuộc vào nơi họ sống và họ có bao nhiêu con.

Một số tiến bộ và nhiều thách thức

Về chính sách, pháp luật và việc phê chuẩn các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã có sự tiến bộ đáng kể. Ví dụ, vào năm 1995, 126 nước thành viên ILO đã phê chuẩn Công ước thù lao bình đẳng (số 100) và 122 nước đã phê chuẩn Công ước phân biệt đối xử việc làm và nghề nghiệp (số 111). Những con số này, tuơng ứng với hiện nay là 171 và 172.

Tuy nhiên, phụ nữ tiếp tục bị phân biệt đối xử rộng khắp và chịu sự bất bình đẳng tại nơi làm việc. Ở hầu hết các nơi trên thế giới, phụ nữ thường làm các công việc định giá thấp và được trả lương thấp; ít tiếp cận với giáo dục, đào tạo, tuyển dụng; hạn chế về thương lượng và quyền quyết định; và còn gánh vác những công việc chăm sóc không có lương.

Trên thế giới, khoảng cách về tỷ lệ tham gia thị trường lao động giữa nam giới và phụ nữ đã giảm đáng kể từ năm 1995. Hiện nay, khoảng 50% phụ nữ đang làm việc, so với 77% nam giới. Năm 1995, con số tương ứng là 52% và 80%. Người ta ước tính rằng, việc giảm khoảng cách về tỷ lệ tham gia thị trường lao động giữa nam giới và phụ nữ bằng 25% ở các nước G20 vào năm 2025, sẽ bổ sung thêm hơn 100 triệu phụ nữ vào lực lượng lao động.

Đồng thời, các nước ngày càng nhận thức rõ trách nhiệm chăm sóc của nam giới. Năm 1994, 28% các quốc gia được khảo sát đã cung cấp một số hình thức nghỉ phép của người cha để chăm sóc con. Tính đến năm 2013, con số này đã tăng lên đến 47 %.

Hiện nay, phụ nữ sở hữu và quản lý hơn 30% doanh nghiệp, nhưng có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Phụ nữ chiếm 19% số ghế trong hội đồng quản trị toàn cầu, và chỉ 5% hoặc ít hơn trong Giám đốc điều hành của các tập đoàn lớn nhất thế giới.

Mặc dù nam giới đang bắt đầu nhận trách nhiệm chăm sóc nhiều hơn, nhưng phụ nữ vẫn gánh vác hầu hết các trách nhiệm chăm sóc gia đình, thường xuyên bị hạn chế tiếp cận với công việc được trả lương hoặc phải làm những công việc bán thời gian, mà không được trả lương. Ví dụ, trong Liên minh Châu Âu, phụ nữ dành trung bình 26 giờ/tuần vào các hoạt động chăm sóc và công việc gia đình, so với 9 giờ/tuần cho nam giới.

Bạo lực vẫn là một nhân tố chính hủy hoại phẩm giá của phụ nữ và ngăn họ tiếp cận việc làm bền vững. Gần 35% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực thể chất và /hoặc tình dục, và bạo lực đã làm ảnh hưởng đến việc làm của phụ nữ.

Khoảng cách lương theo giới vẫn còn tồn tại đối với cả phụ nữ có và không có con. Nhìn chung, thu nhập của phụ nữ trung bình bằng 77% thu nhập của nam giới. ILO đã ghi nhận rằng, nếu không có hành động nhằm mục tiêu, thì theo tỷ giá hiện tại, lương công bằng giữa phụ nữ và nam giới sẽ không thể đạt được trước năm 2086, hoặc ít nhất là 71 năm tới kể từ bây giờ.

Ngoài ra, ILO cho biết, khoảng cách luơng không được điều chỉnh, mà có xu hướng tăng lên trong các nước đang phát triển hơn các nước phát triển. Trên thế giới, khoảng cách lương làm mẹ tăng theo số con mà người phụ nữ có; ở nhiều nước Châu Âu, có 1 con gặp tác động tiêu cực nhỏ, nhưng phụ nữ với 2 và đặc biệt là 3 con phải chịu đựng sự bất lợi đáng kể. Ở các nước đang phát triển, bằng chứng cho thấy rằng, giới tính của đứa trẻ, như con gái có thể có nhiều khả năng hơn so với con trai, để giúp những công việc gia đình và chăm sóc.

Kết luận quan trọng hơn 20 năm trước ở Bắc Kinh mặc dù có tiến độ, nhưng chúng ta phải mất nhiền năm, thậm chí nhiều thập kỷ, cho đến khi phụ nữ được hưởng các quyền và lợi ích tương tự như nam giới trong công việc.

Tổ chức ILO phát động phong trào đối với những phụ nữ đang làm việc, hành động để thúc đẩy sự ủng hộ của toàn cầu, vượt qua những thách thức và mở ra chương trình bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, được yêu cầu trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Sự thay đổi này sẽ không xảy ra một cách hữu cơ. Nó đòi hỏi cụ thể mục tiêu và sự can thiệp của các chính sách.

Hoàng Vân Anh (Nguồn congdoanvn.org.vn)