banner2019
 
Thứ bảy, ngày 18 tháng 01 năm 2025
Thứ bảy, ngày 18 tháng 01 năm 2025
Tham luận của các Tập đoàn thuộc Bộ Công thương tại Hội nghị sơ kết "Đánh giá kết quả 2 năm thực hiện thỏa thuận giữa các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc bộ trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau"
Cập nhật lúc 09:51 ngày 20/08/2014

Sáng 19/8, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả 2 năm thực hiện thỏa thuận giữa các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc bộ trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau nhằm hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.


Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu tại hội nghị.

Qua báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty thì sau 2 năm triển khai thỏa thuận đã đạt một số kết quả như nhiều hợp đồng đã được ký kết với tổng giá trị khoảng 71.000 tỷ đồng (chưa kể các hợp đồng mua bán điện, xăng dầu). Nổi bật như tiêu thụ mặt hàng quần áo bảo hộ lao động có giá trị khoảng 55,6 tỷ đồng; giấy in ram và giấy copy 165 tỷ đồng, máy thiết bị điện 4.164,4 tỷ đồng, thép xây dựng 5.200 tỷ đồng... Tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước của các tập đoàn, tổng công ty ngày càng tăng cao. Đơn cử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2012, tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị vật tư nguyên liệu trong nước đạt 42% trên tổng giá trị máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu với giá trị 35.391,7 tỷ đồng và ước 9 tháng đầu năm 2013 đạt tỷ lệ là 48,7%, với giá trị 32.192 tỷ đồng. Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam năm 2012 đạt tỷ lệ sử dụng hàng hóa trong nước là 68% với giá trị 30.430 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2013 đạt tỷ lệ là 88% với giá trị là 26.428 tỷ đồng...

Tuy nhiên, do tính đồng bộ chưa cao, nhiều sản phẩm trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ các yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất khác nên việc bắt tay hợp tác vẫn còn ở chừng mực nhất định. Hàng hóa trong nước chưa đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng chưa bảo đảm nên chưa cạnh tranh được với các mặt hàng ngoại nhập

Tại Hội nghị, đại diện các tập đoàn, tổng công ty kiến nghị Chính phủ có thêm những chính sách ưu đãi cụ thể về vốn và định hướng về công nghệ, sản phẩm tạo ra môi trường kinh doanh thích hợp để các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có tính kỹ thuật cao, cải tiến về chất lượng cũng như mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, gồm chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ về vốn và kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với các đơn vị nghiên cứu như viện, trường để phát triển sản xuất, sản phẩm kỹ thuật cao. Bộ Công thương và các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường quản lý thị trường và giám sát của hải quan để ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường…

Một số tham luận tại Hội nghị: 

Tham luận của TKV

Tham luận của PVN

Tham luận của Vinatex

Nguồn Bộ Công Thương