banner2019
 
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam với việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cập nhật lúc 10:18 ngày 03/03/2015

Theo quy định của Luật Khiếu nại, của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, công đoàn các cấp có quyền và trách nhiệm trong việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đó cũng là việc Công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động. Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Công đoàn Công Thương Việt Nam và UBKT công đoàn các cấp có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ (BTV) giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động theo quy định của pháp luật.

Trong năm 2014 (tính đến 31/12/2014), UBKT công đoàn các cấp nhận được 66 đơn khiếu nại, tố cáo. Trong đó  UBKT Công đoàn Công Thương Việt Nam nhận được 30 đơn trong đó 23 đơn khiếu nại và 07 đơn tố cáo. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhận được 27 đơn khiếu nại, tố cáo (khiếu nại 23, tố cáo 04), cấp cơ sở nhận được 09 đơn khiếu nại, tố cáo. Các cấp công đoàn đã tổ chức tốt việc tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh và kiến nghị. Các cấp công đoàn đã tiếp 173 lượt người, trong đó Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp 31 lượt; công đoàn cấp trên cơ sở 78 lượt, công đoàn cơ sở 64 lượt.

Phần lớn các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đã được UBKT chủ động tích cực tham mưu, giúp BCH, BTV trong việc phối với các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết. Các nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ảnh của cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động chủ yếu liên quan đến giải quyết các quyền lợi, chế độ của người lao động như: Chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, khiếu nại về hình thức kỷ luật lao động, việc trả trợ cấp, lương thấp so với quy định... UBKT công đoàn các cấp đã chủ động tham mưu giúp BCH, BTV công đoàn các cấp kiểm tra, xác minh và tham gia giải quyết, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị nơi có phát sinh đơn giải quyết và tham gia giải quyết theo quy định hiện hành. UBKT đã thực hiện việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết, trả lời và hướng dẫn người có đơn, chỉ đạo đôn đốc, nhắc nhở, theo dõi và giám sát việc giải quyết khiếu nại vì vậy phần lớn khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo quy định của pháp luật, quyền và lợi ích của người lao động được đảm bảo; người lao động có chỗ dựa và tin tưởng vào tổ chức công đoàn các cấp nói chung và UBKT công đoàn nói riêng.

Tuy nhiên tại một số đơn vị, người sử dụng lao động cố tình không thực hiện đúng pháp luật, không thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tìm cách trì hoãn hoặc gây khó khăn cho người lao động. Một số đơn vị BCH chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền, trình tự về công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, không báo cáo đầy đủ lên cấp trên, gần đây tại số đơn vị đã phát sinh đơn phản ánh, tố cáo đối với BCH hoặc cán bộ công đoàn không thực hiện đảm bảo chức năng, chưa có các hoạt động bảo vệ người lao động, vi phạm Điều 10 của Luật Công đoàn vì vậy người lao động gặp khó khăn và không có chỗ để dựa khi có tranh chấp lao động.

Năm 2015 các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi, sẽ cắt giảm, bố trí lại lao động, vì vậycó thể phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,  UBKT công đoàn các cấp tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất giúp BCH, BTV trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đảm bảo pháp luật. Tham gia với cơ quan chức năng của Nhà nước, đơn vị liên quan kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên công đoàn trong Ngành, thực hiện quyền kiểm tra giám sát và đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và đoàn viên công đoàn khi có phát sinh đơn; hạn chế thấp nhất số khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.

Tuy nhiên để thực hiện được chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động nói chung và công đoàn thực hiện tốt việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, đảm bảo người lao động thực hiện quyền khiếu nại khi cần thiết, đảm bảo pháp luật trong điều kiện hiện nay nay cần có những điều kiện nhất định, đó là:

- Đối với Nhà nước cần có một hệ văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ và có các chế tài đủ mạnh, có biện pháp cưỡng chế cần thiết, có khả năng thực thi, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên nguyên tắc đảm bảo pháp luật, khách quan, đúng thẩm quyền.

- Người sử dụng lao động hợp tác, tôn trọng pháp luật và cần coi việc giải quyết sự việc là vì lợi ích của cộng đồng, của cơ quan, đơn vị để đơn vị ổn định và phát triển và trong đó có lợi ích cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức công đoàn các cấp liên quan phải là chỗ dựa thực sự của người lao động, không lệ thuộc, né tránh, giả quyết sự việc phải khách quan, công tâm đảm bảo pháp luật trên cơ sở hài hòa lợi ích, không thiên lệch về bên nào, không chung chung chiếu lệ, ở diện rộng thì cần phổ biến, tuyên truyền những chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến người laođộng, ở công việc cụ thể thì cần hướng dẫn trực tiếp cho ngưởi lao động, nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng của người lao động từ nhiều phía để chủ động giải quyết. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc giải quyết của các cơ quan liên quan và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ người lao động vì họ không thể có đủ khả năng tự bảo vệ mình về pháp luật và nguồn tài chính hay sự hỗ trợ của luật sư, luật gia.

- Về phía người lao động cũng cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật và có khả năng tự bảo vệ mình trong điều kiện cho phép trên cơ sở pháp luật hiện hành, khi quyền và lợi ích mà xét thấy có thể sẽ, đã và đang có nguy cơ bị xâm hại thì cần biết cách tìm đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyển để được hướng dẫn, trợ giúp để mọi việc được giải quyết sớm ở mức đơn giản

- Và một yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết là các tổ chức, đoàn thể, của cơ quan báo chí sẽ góp phần không thể thiếu trong việc có tiếng nói của công luận để góp phần bảo vệ người lao động.

                            Lê Hiếu

Chủ nhiệm UBKT CĐCTVN 


Thư cám ơn của bà Quách Thị Thanh Uyên - NLĐ của Cty CP Sứ Hải Dương gửi đến UBKT Công đoàn Công Thương Việt Nam