banner2019
 
Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
Quan hệ giữa CĐ ngành Trung ương và LĐLĐ địa phương: Cần hài hòa giữa “sâu” và “sát”
Cập nhật lúc 08:39 ngày 18/05/2014

Chiều ngày 17/5, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCT) đã tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp công tác giữa CĐCT và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc.

Tham dự Lễ ký có đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo và các phòng ban CĐCT, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và một số công đoàn tập đoàn, tổng công ty trực thuộc CĐCT.

Nỗ lực phối hợp

Theo báo cáo của CĐCT, nhiệm kỳ 2008-2013, thực hiện Nghị quyết Đại hội II CĐCT về việc tăng cường mối quan hệ giữa CĐCT với các LĐLĐ tỉnh, thành phố, đặc biệt trong công tác phối hợp chỉ đạp nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động công đoàn cấp cơ sở, CĐCT đã thống nhất xây dựng và ký quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động với 43 tỉnh, thành phố.

Toàn cảnh Lễ ký quy chế phối hợp hoạt động

Thông qua việc phối hợp này, mối quan hệ giữa CĐCT với các LĐLĐ tỉnh, thành phố ngày càng gắn bó, phát triển, đặc biệt là với các địa phương có tỉ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ cao. Nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố đã chủ động đề xuất xây dựng qui chế phối hợp, hoặc kế hoạch, chương trình phối hợp từng năm với CĐCT.

Trong công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở tại địa phương, CĐCT đã rất tạo điều kiện hỗ trợ về tài liệu, giảng viên để tổ chức đào tạo, tập huấn, đồng thời các LĐLĐ cũng tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn cơ sở tham gia các khóa đào tạo.

Về phối hợp trong công tác thi đua khen thương, đại biểu Nguyễn Thị Tươi - Phó Chủ tịch LĐLĐ Hải Dương cho rằng, đã có nhiều đổi mới trong việc hiệp y nhận xét, đánh giá, xếp loại thi đua, trên cơ sở chính xác, đúng đối tượng, đúng thành tích, phù hợp với điều kiện thực tế của từng tỉnh, thành phố. Theo bà Tươi, đây là vấn đề cần được chú trọng phát huy trong thời gian tới.

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ TP. Hà Nội

Bên cạnh đó, CĐCT cũng thường xuyên ủng hộ, hỗ trợ các địa phương trong công tác từ thiện xã hội, hỗ trợ xây dựng nhiều nhà công vụ, nhà tình nghĩa, tặng quà gia đình công nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… Bên cạnh đó, CĐCT cũng vận động các cấp công đoàn trong Ngành ủng hộ và phối hợp với chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh và bền cưỡng đối với 62 huyện nghèo như Nghị quyết 30a của Chính phủ với số tiền lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch CĐCT Trịnh Xuân Tuyên cũng thừa nhận, trong nhiệm kỳ vừa qua, giữa CĐCT với LĐLĐ các tỉnh, thành phố chưa thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi chương trình, kế hoạch công tác, nhất là kế hoạch phối hợp hoạt động của từng năm. Một số LĐLĐ tỉnh sau khi ký kết chưa có chương trình triển khai cụ thể nên phần nào đã hạn chế sự phối hợp chỉ đạo đối với CĐCS. Công tác báo cáo của CĐCS đối với LĐLĐ địa phương nơi thực hiện chưa tốt dẫn đến việc LĐLĐ không nắm được tình hình hoạt động của cơ sở.

Hài hòa giữa “sâu” và “sát”

Với những hạn chế này, ông Đỗ Mạnh Hiến - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hải Phòng cho rằng, CĐCT cần có kế hoạch phối hợp thật chi tiết, cụ thể với từng tỉnh, thành phố và định kỳ rà soát sau 6 tháng một lần để tăng tính hiệu quả. Mặt khác phải xác định rõ trách nhiệm nào thuộc về CĐCT, trách nhiệm nào thuộc về địa phương, trách nhiệm nào thuộc về cơ sở, tránh việc các cơ sở phải chịu “một cổ mấy tròng” do các đơn vị cấp trên quản lý chồng chéo. Đồng thời, công tác thông tin tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh để cơ sở nắm bắt thông tin được chính xác, kịp thời.

Đại biểu tham gia ý kiến tại Lễ ký quy chế

Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Mạnh Hoạch - Phó Ban tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam biểu dương sự nỗ lực phối hợp của CĐCT với các LĐLĐ trong nhiệm kỳ qua, đồng thời nhắc nhở, công tác phối hợp giữa các công đoàn ngành với các LĐLĐ hiện nay đang trong tình trạng “Công đoàn ngành trung ương sâu nhưng chưa sát, còn LĐLĐ các tỉnh, thành phố thì sát nhưng chưa sâu”, đó cũng tồn tại lớn nhất cần được các công đoàn ngành và các LĐLĐ khắc phục trong thời gian tới. “Chúng ta cần hài hòa giữa “sâu” và “sát” để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao” - ông Hoạch nhấn mạnh.

Sau khi thảo luận, đi đến thống nhất nội dung Quy chế phối hợp công tác, Chủ tịch CĐCT Lý Quốc Hùng đã ký kết Quy chế phối hợp với LĐLĐ các tỉnh, thành phố có mặt tại buổi lễ dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo và các phòng ban CĐCT và các tập đoàn, tổng công ty. Quy chế có hiệu lực trong nhiệm kỳ 2013-2018.

Một số hình ảnh Lễ ký Quy chế phối hợp hoạt động

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Bắc Giang

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Hải Dương

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ TP. Hải Phòng

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Nam Định

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Phú Thọ

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên

Ký Quy chế phối hợp giữa CĐCTVN và LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc

 Hồ Nga