banner2019
 
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Quyền và trách nhiệm của Người sử dụng lao động, Tổ chức công đoàn trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cập nhật lúc 10:54 ngày 08/09/2020
Quyền và trách nhiệm của Người sử dụng lao động trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Tại Điều 20, 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: 
Quyền của người sử dụng lao động:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định (tại Điều 86 Luật BHXH) và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định (tại khoản 1 Điều 85 của Luật BHXH) để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật BHXH đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.
Quyền và trách nhiệm của Tổ chức công đoàn trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Tại khoản 1, 2 Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: 
Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn và Điều 6, Điều 7 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15/8/2019.
Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thanh Huyền tổng hợp