banner2019
 
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Những đối tượng nào được cấp và chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT từ năm 2019?
Cập nhật lúc 10:17 ngày 19/02/2019
Từ năm 2019 Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ không cấp lại thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trừ một số đối tượng do thay đổi mã đối tượng, mã quyền lợi.
Một số đối tượng sẽ được cấp lại thẻ BHYT do thay đổi mã đối tượng, mã quyền lợi
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, nhằm cải cách thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí hành chính trong in, phát hành thẻ BHYT, từ năm 2018, trên thẻ BHYT sẽ không ghi giá trị đến của thẻ và từ 1-1-2019 sẽ không thực hiện in, cấp lại thẻ BHYT (trừ trường hợp cấp lại, cấp đổi thẻ do mất, hỏng, thay đổi thông tin trên thẻ).
Tuy nhiên, thực hiện Nghị định số 146/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, vẫn có một số đối tượng sẽ được cấp lại thẻ BHYT do thay đổi mã đối tượng, mã quyền lợi. Bên cạnh đó, quyền lợi của người tham gia BHYT, thủ tục khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cũng có một số thay đổi, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp người tham gia BHYT đề nghị cấp lại, đổi thẻ nếu không thay đổi thông tin thì đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để làm thủ tục.
Thứ hai, chỉ lập danh sách đổi thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia cụ thể trong các trường hợp như sau:
- Đổi mã đối tượng và mức hưởng trên thẻ từ mã CK2 sang mã CC1 cho đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Đổi mức hưởng trên thẻ từ mã 2 sang mã 4 cho đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (có mã đối tượng KC), nhưng không phải là đối tượng Cựu chiến binh quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Đổi mã đối tượng và mức hưởng trên thẻ từ mã HN2 sang mã HK3 cho đối tượng người thuộc hộ nghèo đa chiều không thuộc 02 trường hợp được cấp mã đối tượng HN (người thuộc hộ nghèo không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 9, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).
- Đổi mã đối tượng và mức hưởng trên thẻ từ mã HN2 sang mã ND4 cho đối tượng người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
- Đổi mức hưởng trên thẻ từ mã CT4 sang mã CT2 cho đối tượng người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
- Trường hợp người tham gia đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau, cơ quan BHXH rà soát, đối chiếu dữ liệu đang quản lý với các trường hợp có tên trong hồ sơ đổi mức hưởng, danh sách đối tượng đổi thẻ mới, nếu thẻ cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng chưa đúng quy định mới, thì đổi thẻ theo mức hưởng cao nhất được áp dụng từ ngày 1-12-2018.
Thứ ba, bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng BHYT cho các đối tượng mới tham gia BHYT, cụ thể:
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi quy định tại Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là NO và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Cựu chiến binh quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là CB và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 2. 
Năm 2019, cơ quan bảo hiểm sẽ không cấp lại thẻ BHYT
- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc quy định tại Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là KC và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ quy định tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là ND và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Điểm a, Khoản 9, Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là HN và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 2.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là TH, mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT) quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là GD và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội (trừ đối tượng tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là TV và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân (trừ đối tượng tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là TD và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trừ đối tượng tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP) quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP: Mã đối tượng ký hiệu là TU và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 4.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30-9 thì thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Thứ 4, Thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng: Các trường hợp được chuyển đổi mức hưởng BHYT thì giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tính từ Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng lưu ý trường hợp người có thẻ BHYT nhưng tự đi KCB không đúng tuyến (tự đến KCB tại các cơ sở KCB không phải nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT, trừ các trường hợp đi KCB theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 Luật BHYT), sau đó được cơ sở KCB nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng quy định tại Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB.
D.Thu (nguồn: nld.com.vn)