banner2019
 
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 25/10/2017
Cập nhật lúc 04:11 ngày 25/10/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh không ảnh hưởng giá điện.
Việc tạm dừng vận hành thị trường phát điện cạnh tranh không ảnh hưởng tới lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam cũng như giá bán điện.
 Trước những thông tin lo ngại áp lực tăng giá điện khi Bộ Công Thương yêu cầu tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 26/9 vừa qua, Bộ Công Thương khẳng định, việc tạm dừng vận hành thị trường phát điện cạnh tranh được thực hiện theo Thông tư 30 của Bộ Công Thương, quy định về các trường hợp được phép can thiệp, tạm dừng vận hành thị trường điện; không ảnh hưởng tới lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam cũng như giá bán điện.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Quyết liệt sửa đổi “Hiến pháp của kinh tế thị trường”. 
Luật Cạnh tranh là đạo luật quan trọng được coi là “Hiến pháp của kinh tế thị trường” sau 12 năm đã bộc lộ nhiều bất cập vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đệ trình Quốc hội sửa đổi với rất nhiều tiến bộ, tư duy mới.
Báo Công lý nhấn mạnh, năm 2015, trước thông tin nhiều nhà hàng tại tỉnh Hà Tĩnh được yêu cầu cam kết phải bán bia Sài Gòn cho khách, ông Trần Tuấn Anh trên cương vị Thứ trưởng Bộ Công Thương  đã cho rằng hành động này là vi phạm Luật cạnh tranh.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2004 nhằm đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế và phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo sự thích ứng với môi trường kinh doanh. Đặc biệt, nhằm khắc phục hạn chế trong việc thiếu cơ sở để kiểm soát các hành vi được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; thay đổi cách tiếp cận để kiểm soát hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh để phản ánh đúng bản chất và tác động của hành vi, phù hợp với thông lệ quốc tế; khắc phục hạn chế về mô hình và địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh để đảm bảo tính độc lập, tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, báo chí đưa tin Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sẽ bổ sung khái niệm “lôi kéo hành vi bất chính” theo thực tế ngày càng phổ biến, và là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
LH (Nguồn VP Bộ CT)