banner2019
 
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 25/9/2017
Cập nhật lúc 06:50 ngày 26/09/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Thanh tra 3 dự án yếu kém ngành Công Thương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về giao Bộ Công Thương tiến hành thanh tra toàn diện 4 dự án yếu kém, thua lỗ thuộc ngành Công Thương gồm: Nhà máy Sản xuất phân bón DAP 2 Lào Cai, Nhà máy Sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành các quyết định thanh tra tại 3 dự án là: Nhà máy Sản xuất phân bón DAP 2 Lào Cai, Nhà máy Bột giấy Phương Nam và Nhà máy Đóng tàu Dung Quất.
2. 12 dự án thua lỗ: Còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Một số dự án thua lỗ của ngành công thương đã có lãi trở lại, có dự án đang làm việc với đối tác để khởi động lại, song cũng có dự án thực hiện đấu giá nhưng bị thất bại.
Theo Bộ trưởng, xử lý các dự án này rất phức tạp nhưng "dù có khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn phải làm". Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, để hoàn thành nhiệm vụ này, điều quan trọng là sự chủ động của chủ đầu tư, các tập đoàn, tổng công ty và của các đơn vị thuộc Bộ...
"Chúng ta phải tự cứu mình trước khi có sự phối hợp của các bộ, ngành; trước khi Thủ tướng phê duyệt phương án cuối cùng. Chúng ta thực hiện bằng trách nhiệm của mình với những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ lo báo cáo bằng văn bản", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Mục tiêu là đến hết năm 2018 xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp và hết năm 2020 hoàn thành việc xử lý. Đồng thời, sẽ xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.
3. Mạnh dạn cắt bỏ quy định, gỡ bỏ rào cản doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi Bộ Công Thương về 3 vấn đề, trong đó có quyết định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là “quyết định lịch sử”, bởi việc cắt giảm 675 điều kiện của 27 nhóm ngành hàng, chiếm tới 55% tổng các điều kiện đầu tư, kinh doanh mà Bộ này quản lý, dỡ bỏ không ít rào cản cho các doanh nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tin rằng đây là cam kết nghiêm túc, kết quả này là bước đầu, nhưng quan trọng vì Quyết định đưa ra mục đích rõ ràng, phương án cụ thể. Thực tiễn cho thấy trong hơn 1 năm qua, Bộ Công thương cũng đã đi đầu trong gỡ bỏ rào cho doanh nghiệp, như bãi bỏ quy định về kiểm tra formaldehyt với các sản phẩm dệt may, bãi bỏ quy định về dán nhãn năng lượng với các sản phẩm sử dụng năng lượng… Và để tạo lòng tin cho người dân, tôi tin là Bộ Công Thương sẽ thực hiện tốt những điều mình cam kết.
LH (Nguồn VP Bộ CT)