banner2019
 
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 28/8/2017
Cập nhật lúc 01:36 ngày 28/08/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Thị trường điện máy: Hoa hồng, máu và nước mắt!.
Đó là bài viết đáng chú ý trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn 27/8, tác giả phân tích cùng với những chộn rộn trên thị trường điện máy thời gian qua, vị thế của từng người chơi trên “bàn cờ” thị trường ngày càng thể hiện rõ. Tuy nhiên, cuộc chơi vẫn đang tiếp diễn và không hề dễ dàng. Bài viết phân tích sâu thế thâu tóm, sáp nhập trên thị trường bán lẻ nói chung và điện máy nói riêng, phải kể đến một số tên như:  Công ty cổ phần Đầu tư, Thế Giới Di Động, chuỗi Điện máy Xanh, Điện máy Thiên Hòa, hay Nguyễn Kim...
Việc phát triển chuỗi ở Việt Nam, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, có rất nhiều khó khăn như chi phí thuê mặt bằng cao, chất lượng nhân viên bán hàng thấp và chưa đồng đều ở các vùng, miền... Những vấn đề này đã đẩy chi phí vận hành tăng lên trong khi lợi nhuận gộp trên từng sản phẩm bán ra lại có chiều hướng đi xuống khi cuộc cạnh tranh về giá giữa các nhà bán lẻ ngày càng gay gắt. Đó là chưa kể cuộc cạnh tranh với các trang thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng tiếp cận đa kênh. Họ thích rảo khắp các trang mạng hoặc các cửa hàng để so sánh, tìm kiếm giá tốt nhất rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Tất nhiên, các chuỗi bán lẻ điện máy đang rất nỗ lực phát triển các điểm bán trực tiếp cũng như phải đầu tư bài bản cho các trang bán hàng trực tuyến.
Với tình hình này, chiến trường bán lẻ điện máy trong tương lai sẽ có cả hoa hồng lẫn máu và nước mắt! 
2. Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?.
Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.
Nhận định của Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho thấy, Việt Nam có đủ nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển năng lượng bền vững.
Cụ thể là, Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp sử dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo, từ đó nâng cao hiệu suất năng lượng để xây dựng được một ngành điện tái tạo lên tới 80% công suất nguồn của toàn hệ thống; thậm chí có thể tiến tới kịch bản phát triển năng lượng bền vững tối ưu tới 100% điện tái tạo vào năm 2050.
3. Cuộc sinh tồn của các thương hiệu Việt
Bài viết đăng trên báo Thanh tra lấy lại từ Vnexpress đáng chú ý bởi những gợi mở về cách giữ gìn và phát triển các sản phẩm thương hiệu Việt trong bối cảnh Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng được sự ủng hộ của người dân.
Nhiều người Việt Nam sẽ dấy lên hoài niệm tuổi thơ khi nhắc về những cao Sao Vàng, xe đạp Thống Nhất, dép Tiền Phong, kẹo Tứ Quý, Bốn Mùa…"Không thể nói vì thương hiệu Việt mà bắt người tiêu dùng phải ăn sản phẩm của người Việt nếu nó không tốt.”
Có người đàn ông ở nước Nga xa xôi, khi hỏi ký ức về những năm tháng ở Việt Nam, đã nói rằng nhớ nhất là mùi cao Sao Vàng. “Cao Sao Vang” trở thành cảm hứng đặt tên của một nhóm nhạc Nga. Tưởng chỉ còn là quá vãng, thì từ năm 2013, cao Sao Vàng bỗng bật dậy trên thị trường quốc tế, trở thành hàng “hot” trên các trang bán hàng trực tuyến như eBay, Amazon. Lọ cao được rao giá cao gấp vài chục lần thị trường trong nước, luôn trong tình trạng “còn rất ít” hoặc “hết hàng”. Các website cho biết, sản phẩm được sản xuất từ Việt Nam, số ít được tái nhập khẩu từ Ukraine.
LH (Nguồn VP Bộ CT)