banner2019
 
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 31/7/2017
Cập nhật lúc 05:00 ngày 31/07/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Dự án sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: Kiến nghị Thủ tướng dừng ngay dự án.
Dân trí đưa tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương cho phép Công ty CP sắt Thạch Khê dừng dự án khai thác sắt Thạch Khê và dừng cả dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm tại đây. 
Đây mới chỉ là kiến nghị của Bộ KH-ĐT đưa ra sau nhiều cuộc họp, ghi nhận ý kiến các bên, tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia. Dự kiến trong thời gian tới Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét thấu đáo tất cả các kiến nghị của bộ, ngành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và kiến nghị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh mới đi đến kết luận cuối cùng tạm dừng hay cho phép TIC tái khởi động lại dự án khai thác sắt Thạch Khê.
2. Mỗi ngày, Sabeco chi hơn 4 tỷ đồng cho quảng cáo, tiếp thị.
Trong 6 tháng đầu năm, Sabeco đã chi tới 790,3 tỷ đồng cho quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ, tăng gần 73% so cùng kỳ năm trước (tương ứng, mỗi ngày chi khoảng 4,4 tỷ đồng). Qua đó, đẩy chi phí bán hàng tăng gần gấp rưỡi cùng kỳ lên 1.502,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm nay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Sabeco đều tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2016. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng gần gấp rưỡi lên 1.502,5 tỷ đồng, trong đó, riêng chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ đã lên tới 790,3 tỷ đồng, tăng gần 73% so cùng kỳ năm trước (tương ứng, mỗi ngày chi khoảng 4,4 tỷ đồng). Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 60% lên 347,9 tỷ đồng.
3. Muốn bán hàng giá rẻ cũng không được.
Người Lao động đưa tin muốn giảm giá mạnh các sản phẩm để thay thế sản phẩm mới, thậm chí chấp nhận lỗ để giải phóng hàng tồn nhưng rất khó khăn vì quy định tối đa chỉ được giảm 50%. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2006 về hoạt động xúc tiến thương mại đã được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến góp ý. Đây là điều mà các thương nhân mong đợi từ lâu. Bởi thực tế Nghị định 37 đã ban hành hơn 10 năm qua có quá nhiều bất hợp lý, vướng mắc, gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng.
Một trong những điểm sửa đổi đáng chú ý tại dự thảo nghị định là thương nhân có thể giảm giá tối đa 70% trong các trường hợp khuyến mãi theo các chương trình tập trung do Nhà nước chủ trì tổ chức hoặc khuyến mãi theo các chương trình xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh quy định. Riêng đối với các trường hợp khuyến mãi khác vẫn duy trì hạn mức tối đa là 50% như hiện nay.
Nhiều DN cho rằng dù dự thảo đã cởi mở hơn so với quy định cũ nhưng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống. Do vậy cần dỡ bỏ mức trần khuyến mãi 50%. Điều này có nghĩa nên để DN tự quyết việc giảm giá sản phẩm của mình, cơ quan quản lý chỉ cần kiểm tra chặt về chất lượng sản phẩm.
LH (Nguồn VP Bộ CT)