banner2019
 
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 27-28/6/2017
Cập nhật lúc 05:38 ngày 28/06/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh- thông tin cụ thể như sau:
1. Phân bón giả: Nông nghiệp kiệt quệ, chính quyền "đá bóng" trách nhiệm
Pháp luật quy định sản xuất phân bón là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng việc quản lý lĩnh vực này vẫn rối bời, phân bón giả tràn lan...Tình trạng sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang hoành hành tại nhiều địa phương. Gần đây, tại tỉnh Đăk Nông thường xuyên ghi nhận nhiều trường hợp nông dân dùng phải các loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Nhưng khi người dân báo cáo lên chính quyền địa phương, hay các ngành chức năng có liên quan thì “quả bóng trách nhiệm” lại được đá đi hướng khác. 
Thậm chí, nhiều người mạnh mẽ khẳng định: Trong lĩnh vực phân bón có tồn tại lợi ích nhóm, thậm chí là bảo kê của các lực lượng thi hành công vụ, tham gia tiếp tay cho gian thương.
Về vấn đề đổ lỗi trách nhiệm, tại các tỉnh thành thì  Sở  Công Thương được giao quản lý 90% phân bón vô cơ còn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao quản lý 10% phân hữu cơ và các loại phân bón khác, thế nhưng mỗi khi phát hiện một cơ sở sản xuất phân bón có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan chức năng vẫn chưa biết quy trách nhiệm cho ai. 
2. Bộ Công Thương tháo gỡ rào cản, hỗ trợ thúc đẩy mở cửa thị trường Úc cho các sản phẩm nông thủy sản của Việt Nam.
Trên nhiều bào trong ngày 27 và 28/6 đã đăng tải nội dung này. Thông tin từ bộ Công Thương cho hay, xác định được tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Úc, trong suốt thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhiều công tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng, phát triển thị trường này. 
Sau khi Hiệp định thương mại tự do AANZFTA có hiệu lực năm 2010, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Úc đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2011 - 2016, cụ thể rau quả đạt 27,7%/năm, hạt điều đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm... qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước so với trước khi có Hiệp định.
3. Than “ế” do giá cao.
Báo Thanh niên nhận định: vừa ứ đọng trong nước, vừa xuất tăng nhưng vẫn nhập khẩu rất mạnh, nghịch lý của ngành Than hiện nay đang khiến dư luận khó hiểu.
 Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Đức Lâm phân tích: Than sản xuất nội địa chia làm 2 loại là than cám dùng cho các nhà máy nhiệt điện và than cục có giá trị cao dành để xuất khẩu phục vụ các nhà máy công nghiệp. Về loại than cục, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc cũng phải nhập từ VN nên xuất khẩu tăng cao là điều dễ hiểu. Vấn đề là than chúng ta nhập hiện nay chủ yếu làm chất đốt cho các nhà máy nhiệt điện, cũng là loại than gần 10 triệu tấn đang tồn kho hiện nay. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trong nước dư thừa mà vẫn phải nhập là do chênh lệch giá. Trong những năm trước, nhờ sự hỗ trợ từ phía nhà nước, giá than trong nước bao giờ cũng thấp hơn thế giới 10%. Tuy nhiên từ năm 2015 trở lại đây, do cách khai thác khiến giá than nội tăng cao hơn giá nhập.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cũng cho rằng ngoài vấn đề giá cạnh tranh, áp lực từ phía nhà nước đang thúc giục EVN trả nhanh khoản nợ còn lại cho Vinacomin cũng là nguyên nhân khiến EVN không tiếp tục mua than trong nước.
4. Xuất khẩu khởi sắc nhưng vẫn còn bị động.
Dù kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố nên cần có nhiều giải pháp bền vững.
Theo đánh giá của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nếu trong 5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 6,3% thì 5 tháng đầu năm 2017 kim ngạch tăng hơn 2 lần. Đây là mức tăng trưởng cao với 3 nhóm hàng gồm nông sản, thủy sản; nhiên liệu khoáng sản; công nghiệp chế biến đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt.
Có một điều đáng chú ý là, trong khi kim ngạch xuất khẩu 5 tháng là những con số khá khả quan, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước.
LH (Nguồn VP Bộ CT)