banner2019
 
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Tổng hợp thông tin công nghiệp và thương ngày 21/12
Cập nhật lúc 08:00 ngày 22/12/2016

Trên các báo ra ngày hôm nay (21/12) đưa nhiều thông về hoạt động công nghiệp và thương mại, đáng chú ý là bài viết đăng trên Đầu tư đưa tin về các doanh nghiệp thép “đấu tố” hàng nhập khẩu. Bài viết nhấn mạnh: Gần 20 công ty sản xuất thép xây dựng với nhiều tên tuổi lớn đã cùng ký tên trong đơn kiến nghị khẩn thiết mong Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có các giải pháp kịp thời để bảo vệ sản xuất trong nước. 

Trước đó, vào tháng 3/2016, Bộ Công thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, với mức thuế tự vệ lần lượt là 15,4% đối với thép dài và 23,3% đối với phôi thép. Rất nhanh chóng, biện pháp này đã mang lại hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đặc biệt là một số doanh nghiệp có sản xuất phôi thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco)…

Trao đổi với phóng viên, nhiều doanh nghiệp thép trong nước kỳ vọng, cơ quan chức năng sẽ sớm có phản hồi về kiến nghị của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước.

Báo chí trong ngày cũng đăng tải nhiều thông tin về buôn lậu mùa Tết Tiền phong cho biết: Những ngày này, từ bên kia biên giới, hàng lậu từ Campuchia tràn sang Việt Nam, vào sâu nội địa bất kể ngày đêm, bằng mọi phương tiện, từ cõng bộ đến xe gắn máy, vỏ lãi, xe tải, xe khách. Thực tế thâm nhập của phóng viên tại một số ngả đường khu vực biên giới Tây Nam cho thấy Bất kể trời mưa gió, ngày đêm, hễ “yên tĩnh”, các nhóm buôn lậu lũ lượt chạy đưa hàng qua biên giới và từ biên giới vào sâu trong nội địa.

Trước đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch triển khai các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016. Theo Kế hoạch, thành lập 5 Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Trưởng Ban, các đồng chí Phó Trưởng Ban làm Trưởng đoàn. Thời gian triển khai từ nay đến trước ngày 30/12/2016.

Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý khác cũng được báo chí quan tâm, phản ánh: Xử lý tồn tại, yếu kém của 12 nhà máy, dự án lớn; Khai tử nhà máy thép 500.000 tấn/ năm tại Khu kinh tế Vũng Áng; Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo xử lý loạt dự án kém hiệu quả; Doanh nghiệp xin xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép.


Thông tin cụ thể như sau:                                                            

1. Xử lý tồn tại, yếu kém của 12 nhà máy, dự án lớn. 

Hết năm 2018 sẽ cơ bản xử lý xong những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương. Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ra tại phiên họp chiều qua để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những tồn tại, yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành Công Thương. 

Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua, Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác đang có tình trạng tương tự để tập trung xử lý dứt điểm, nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực của Nhà nước cũng như xã hội.

2. Khai tử nhà máy thép 500.000 tấn/ năm tại Khu kinh tế Vũng Áng. 

BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, xác nhậ, đơn vị này đã quyết định thu hồi chứng nhận đầu tư của DA Nhà máy thép Vạn Lợi có tổng mức đầu tư 1.764 tỉ đồng tọa lạc trên diện tích hơn 25,8ha thuộc KKT Vũng Áng 1 sau 6 năm chậm tiến độ.

Ra đời từ năm 2008 với mục đích cung cấp nguyên liệu quặng sắt cho Nhà máy thép Vạn Lợi, thế nhưng, do DA nhà máy thép đầu tư dang dở đã đẩy Nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang (tổng mức đầu tư hơn 158 tỉ đồng, công suất 500.000 tấn/năm, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5.2009) "chết yểu" theo vì nguyên liệu  khai thác ra không thể tiêu thụ. Về số phận của NM này thì hiện chính quyền vẫn chưa nhận được thông tin gì.

Bài viết cũng phản ánh về tình trạng im lìm tại DA khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (trữ lượng hơn 544 triệu tấn, lớn nhất Đông Nam Á). Không chỉ ngừng khai thác, DA cũng ngừng trệ luôn kế hoạch di dời gần 4 ngàn hộ dân của 6 xã

3. Bộ Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo xử lý loạt dự án kém hiệu quả. 

Trên nhiều bài viết đưa tin: Thực hiện theo kết luận của TTgCP tại cuộc họp ngày 14/12/2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các vấn tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương. Trong Tổ công tác đặc biệt này, người đứng đầu ngành Công Thương giữ vai trò Trưởng ban.

Theo quyết định, ban chỉ đạo sẽ có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số tập đoàn, tổng công ty và nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án.

Vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan tới các dự án nghìn tỷ thua lỗ cũng sẽ được chỉ rõ sau quá trình kiểm tra, rà soát. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo sẽ kiến nghị phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.

4. Doanh nghiệp xin xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép. 

Bộ Công Thương cho biết, Công ty TNHH Kim Phúc Hà mới có văn bản số 40 gửi Bộ Công Thương đề nghị được xuất khẩu sang Trung Quốc 300.000 tấn bụi lò thép.

Công ty Kim Phúc Hà cho rằng bụi lò thép là chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất thép ở Việt Nam chưa được tái chế. Hiện bụi lò thép được các nhà máy ở Việt Nam thu gom, đóng bao và lưu trữ trong các nhà kho không đảm bảo quy định về quản lý chất thải nguy hại với số lượng ngày một tăng mà chưa có phương án xử lý hoặc tái chế. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý loại chất thải này.

LH (Nguồn VP Bộ CT)