banner2019
 
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Tổng hợp thông tin hoạt động công nghiệp và thương mại ngày 13/9
Cập nhật lúc 06:23 ngày 13/09/2016

Trong ngày 13 tháng 9 năm 2016, các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải nhiều thông tin về hoạt động công nghiệp và thương mại trong nước: Trung Quốc tăng rào cản kỹ thuật với nông sản Việt Nam; Thêm hai công ty chấm dứt hoạt động đa cấp tại Việt Nam; Thông tư 20 về xe nhập chính thức khai tử trong tháng 9?; Quy hoạch thép 'chạy theo' doanh nghiệp.

1. Trung Quốc tăng rào cản kỹ thuật với nông sản Việt Nam. 

Theo Trung tâm TTCN&TM thuc Bộ Công Thương, dù là th trường nhp khu chính nông lâm thu sn ca Việt Nam, nhưng Trung Quc đã đơn phương gim khi lượng nhp khu, đc bit là các mt hàng như go, sn và dăm g..., đng thi tăng rào cn k thut đ hn chế hàng nông sn xut khu ca Vit Nam xut sang.

Cơ quan quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách Trung Quốc phê chuẩn. Một số mặt hàng của Việt Nam vì thế bị ách lại chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu vào Trung Quốc như cá hồi… Đáng chú ý, theo Nafiqad cho biết, tình trạng thương lái đi thu mua loại cá tra trên 1 kg (quá lứa) đang ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

2. Thêm hai công ty chấm dứt hoạt động đa cấp tại Việt Nam. 

Cục Quản lý Cạnh tranh ban hành thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp đối với Công ty TNHH Tupperware Việt Nam và Công ty TNHH MTV CVI LINK Việt Nam.

Lý do chấm dứt hoạt động do doanh nghiệp không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do đó bịCục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Quyết định số 209/QĐ-QLCT.

3. Thông tư 20 về xe nhập chính thức khai tử trong tháng 9? 

Gấp rút lấy ý kiến DN, Cục Đăng kiểm cho biết sẽ hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu trong tháng 9. Dù không thay thế TT20 nhưng sau sự ra đời chính thức của thông tư này có thể sẽ góp phần mở cửa thị trường xe nhập.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điểm tích cực của dự thảo này là ôtô nhập khẩu sẽ không bị trói buộc bởi quy định phải có bản chính Giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; tạo sân chơi bình đẳng giữa các nhà nhập khẩu, kéo gần khoảng cách "phân biệt đối xử" giữa doanh nghiệp nhập khẩu và lắp ráp trong nước và những quy định này đơn thuần về mặt kỹ thuật, hoàn toàn không cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Quy hoạch thép 'chạy theo' doanh nghiệp. 

Vẫn tiếp tục đưa thông tin về dự án thép Hoa Sen- Cà Ná, Ninh Thuận, báo chí cho rằng Bộ Công Thươnglàm quy hoạch kiểu ngẫu hứng. Một chuyên gia quy hoạch dẫn chứng “Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” do Bộ này phê duyệt ngày 22.8.2016 cũng không hề đề cập đến dự án thép Cà Ná.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng cách làm của Bộ Công Thương và thậm chí là một số bộ ngành có liên quan về quy hoạch ngành thép là rất thiếu trách nhiệm. Ninh Thuận là vùng thiếu nước, đặt một dự án tiêu tốn nhiều nước và nhiều năng lượng lại phát thải chất gây ô nhiễm cao như vậy thì trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan cũng phải được làm rõ .

5. Habeco giải trình về việc bổ nhiệm con ông Trịnh Xuân Thanh tại Halico. 

Tổng CTCPBRNGK Hà Nội (Habeco) vừa có văn bản báo cáo Đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về công tác cán bộ. 

Theo báo cáo của Habeco, việc tiếp nhận và bổnhiệm ông Trịnh Hùng Cường là "thuộc thẩm quyền của HĐQT Halico, Habeco không can thiệp, chỉ đạo vào việc bổ nhiệm này. "Việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Trịnh Hùng Cường là phù hợp quy định hiện hành", Habeco đánh giá.

Trong báo cáo cũng có đề cập đến nội dung cuối năm 2014, sau khi Giám đốc Hồ Văn Hải bị khởi tố, ông Mai Văn Lợi - Giám đốc Khách sạn Lam Kinh - được cơ quan quản lý điều chuyển về Halico. Năm 2015, ông Mai Văn Lợi giữ chức Giám đốc Halico, trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. 

Tuy nhiên, trong báo cáo của Habeco, ông Lợi được Halico "tuyển" về từ Tập đoàn Dầu khí (Petrovietnam) để giữ chức vụ Giám đốc Halico, chứkhông phải từ CTCP Xây lắp và vật liệu xây dựng Dầu khí sông Hồng, một trong những đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.

Cũng giống như quá trình bổ nhiệm đối với ông Trịnh Hùng Cường, lãnh đạo Habeco khẳng định, việc tiếp nhận và bổ nhiệm ông Mai Văn Lợi tại Halico thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông Halico, Tổng công ty không can thiệp.

6. Thanh tra Chính phủ: Công tác quản lý của Bộ Công Thương còn yếu kém

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước với hoạt động tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương còn yếu kém. Theo đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật của Bộ Công thương vẫn tồn tại nhiều bất cập. Trong các năm qua, Bộ Công Thương đã bắt giữ nhiều vụ vi phạm do gian lận thương mại như nhập, kê khai không đúng chủng loại, xuất xứ hàng hóa... nhưng theo kết quả xử lý vi phạm, một số mức xử lý vi phạm hành chính chưa đủ răn đe, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận và chi phí xử lý hậu quả do vi phạm gây ra.. Trước tồn tại của Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước, vai trò chủ trì trong hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu, đặc biệt là công tác giám sát, đánh giá thực tiễn nhằm đưa ra hoạt động tạm nhập tái xuất.

LH (VP Bộ Công Thương)