banner2019
 
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Tính bảo hiểm xã hội sau khi bị kỷ luật
Cập nhật lúc 08:14 ngày 13/09/2016

Hỏi: Ông Trương Đức Chiến (TP. Hồ Chí Minh) công tác trong quân đội từ tháng 4/1974-2/1985. Tháng 3/1985, ông Chiến chuyển ngành về làm việc tại công ty Nhà nước. Tháng 3/1993, ông bị kỷ luật thôi việc. Tháng 10/2002, được tiếp nhận lại và đóng BHXH đến nay.

Vậy, thời gian công tác của ông Chiến từ ngày nhập ngũ tháng 4/1974 đến ngày bị buộc thôi việc (22/3/1993) và thời gian từ ngày 1/4/1993 đến ngày 1/10/2002 có được xác nhận là thời gian tham gia BHXH để giải quyết chế độ của người lao động không? Nếu được thì thủ tục hồ sơ gồm những gì?


Trả lời:

Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 1/1/1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng BHXH được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1/1/1995 để hưởng BHXH.

Theo Khoản 14, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ và tại Điểm 19 Khoản D Mục II Công văn số 169/BHXH ngày 17/2/1981 của Bộ Lao động – Thương binh quy định về việc tính thời gian công tác để hưởng BHXH đối với trường hợp công nhân, viên chức Nhà nước ngừng công tác vì bị kỷ luật buộc thôi việc thì thời gian công tác trước đó (tính cả thời gian công tác trong quân đội) không được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH.

Theo thông tin, ông Chiến có thời gian công tác từ tháng 4/1974 đến 2/1985 phục vụ trong quân đội. Tháng 3/1985 chuyển ngành về Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản (công ty Nhà nước). Tháng 3/1993, bị kỷ luật thôi việc. Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thời gian công tác từ tháng 4/1974 đến tháng 2/1993 không được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH.

Thời gian công tác có đóng BHXH được tính từ tháng 10/2002.