banner2019
 
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Tổng hợp thông tin công nghiệp và thương mại ngày 18/5
Cập nhật lúc 09:03 ngày 19/05/2016
Trong ngày 18 tháng 5 năm 2016, các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải nhiều thông tin về hoạt động công nghiệp và thương mại trong nước, như: Bộ Công Thương cảnh báo về việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc; Siêu thị nội: Mất hàng trăm tỷ đồng bình ổn, giá vẫn cao hơn siêu thị ngoại; Chậm niêm yết khiến Nhà nước "hụt" 1 tỷ USD tại Sabeco, Habeco?; Dự thảo Nghị định ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Dệt may tiết kiệm hơn 1 tỷ USD tiền thuế nhờ TPP; Petrolimex giải trình lý do lãi hàng ngàn tỉ đồng; Tổng cục Năng lượng chỉ đạo chủ đầu tư Nhà máy nhiện điện Vũng Áng 1 mua than do TKV sản xuất.

Thông tin cụ thể như sau:

1. Bộ Công Thương cảnh báo về việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc.


Trên nhiều trang báo trong ngày 18/5 đăng tải thông tin về Việt Nam hiện chưa có mặt trong Danh sách được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thịt sang Trung Quốc. Do vậy, hoạt động xuất khẩu lợn sống từ Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở biên giới đất liền có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

2.Siêu thị nội: Mất hàng trăm tỷ đồng bình ổn, giá vẫn cao hơn siêu thị ngoại.

Phát biểu tại Hội thảo "Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và Thách thức", nhiều đại biểu cho rằng một trong số những lý do khiến siêu thị nội khó cạnh tranh với siêu thị ngoại chính là giá cả, hệ thống phân phối và quy hoạch ngành còn nhiều bất cập.

“Chúng ta cũng không thể cạnh tranh được với trứng gà trong siêu thị có giá tới 47 nghìn đồng, gấp hơn 2 lần so với giá bán bên ngoài. Thậm chí, Hapro một doanh nghiệp bán lẻ có vốn nhà nước, tốn hàng trăm tỷ bình ổn mà giá vẫn cao hơn bên ngoài" – một đại biểu cho biết.

Với việc các doanh nghiệp bán lẻ lớn của thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ và Thái Lan... sẽ dẫn đến nếu doanh nghiệp Việt Nam không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ bị đẩy khỏi thị trường.

3. Chậm niêm yết khiến Nhà nước "hụt" 1 tỷ USD tại Sabeco, Habeco?

Ngày 16/5, một lần nữa, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương và Sabeco, Habeco kiến nghị các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước.

VAFI khẳng định, nếu được niêm yết sớm và Bộ Công Thương lựa chọn được nhân sự giỏi thì giá trị tài sản nhà nước tại hai doanh nghiệp này phải cộng thêm ít nhất 1 tỷ USD nữa.

Trước đó, đại diện Bộ Công Thương cho rằng Sabeco chưa đủ điều kiện niêm yết Tuy vậy, theo khẳng định của VAFI thì Sabeco và Habeco hoàn toàn đủ điều kiện niêm yết. 

4. Dự thảo Nghị định ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Mặc dù mới được đưa lên trang web của Bộ Tài chính chiều qua, nhưng bản dự thảo quy chế này cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý, tranh luận của người dân.

Dự thảo quy định EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính. Đáng chú ý, Dự thảo cũng có một điều khoản mới về việc thành lập Quỹ bình ổn giá điện. Liên quan đến trách nhiệm của EVN trong việc quản lý các khoản nợ phải thu, dự thảo đề xuất sẽ miễn nhiệm Lãnh đạo EVN nếu không thu hồi được nợ.

Dự thảo cũng đề xuất việc tính thêm các khoản chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn ý kiến góp ý của người dân là không đồng tình việc đưa các khoản chi phúc lợi trên vào chi phí sản xuất, kinh doanh của EVN.

5. Dệt may tiết kiệm hơn 1 tỷ USD tiền thuế nhờ TPP.

Hin hàng dt may xut khu sang Hoa Kỳ đang chu thuế sut 17,5%, nhưng khi TPP có hiu lc thì 73% dòng thuế s v 0%. Nếu tính theo kim ngch hin nay, hàng dt may xut khu sang nước này có th tiết kim được 64% tin thuế, tương đương 1 - 1,1 t USD.

Bên cnh nhng con s hp dn t th trường M, doanh nghip dt may trong nước cũng kỳ vng không kém vào các th trường mi như: Canada, Australia, Peru…

6. Petrolimex giải trình lý do lãi hàng ngàn tỉ đồng.


Ngày 17-5, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã có văn bản giải trình về kết quả sản xuất kinh doanh quý I gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước. 

Theo Petrolimex, nguyên nhân lãi là trong quý I sản lượng xăng dầu của tập đoàn này tăng 3% so với cùng kỳ; các lĩnh vực kinh doanh của đơn vị này đều có mức tăng trưởng khả quan so với năm 2015, một số lĩnh vực như nhiên liệu bay, vận tải có lợi nhuận tăng mạnh. 

7. Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư Nhà máy nhiện điện Vũng Áng 1 mua than do TKV sản xuất.

Đã có những ý kiến cho rằng, đây là chỉ đạo phi thị trường. 

Thông báo ý kiến kết luận của Tổng cục Năng lượng trong cuộc họp về cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 mới đây, ông Đặng Huy Cường - Tổng cục trưởng đã yêu cầu PVN chỉ đạo chủ đầu tư phải tập trung mua than do TKV sản xuất theo đúng Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.

Chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Năng lượng đã không đề cập đến một đơn vị khác có thể cung cấp than cho PVN là Tổng công ty Đông Bắc (thuộc Bộ Quốc phòng).

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án Than đồng bằng sông Hồng - Vinacomin cho biết, không nên chỉ định việc cấp than cho nhà máy nhiệt điện, làm méo mó thị trường nhất là trong bối cảnh thị trường than của Việt Nam đang hình thành và phát triển theo đúng nghĩa của một thị trường không có độc quyền.

LH (Nguồn VP Bộ Công Thương)