banner2019
 
Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
CĐ Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp VN: Xây dựng quan hệ lao động hài hòa giữa CĐCS với lãnh đạo chuyên môn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật lúc 09:47 ngày 24/02/2015

Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)  gồm 25 Công đoàn cơ sở. Trong đó 06 Công đoàn cơ sở thuộc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng số lao động 19.520 người, số đoàn viên 17.795 cán bộ đoàn viên chiếm 92% số lao động, số cán bộ đoàn viên trong các doanh nghiệp FDI có10.810 người chiếm 61% tổng số CBĐV trực thuộc.

Các đơn vị FDI có Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn VEAM gồm: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Việt Nam Suzuki, Cơ khí Việt Nhật, Chi nhánh ô tô Mêkông Miền Bắc.

Tại các Công ty FDI, với đặc thù doanh nghiệp mà đại diện giới chủ của từng doanh nghiệp do quy mô, hiệu quả đầu tư, bản sắc văn hóa quốc gia có sự khác nhau trong cách tiếp cận và ứng xử với người lao động trong quá trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với giới chủ tại các tập đoàn, công ty mẹ chỉ bổ nhiệm có thời hạn 03 năm cho người đứng đầu và nếu có lý do gì đó thì họ thay đổi không tính thời gian.


Nắm bắt tình hình trên, với mong muốn hoàn thành tốt các chức năng của tổ chức Công đoàn với người lao động, giúp cho Công đoàn cơ sở thực sự là cầu nối giữa giới chủ và người lao động trong việc thực hiện hài hòa lợi ích và sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp, luôn luôn xây dựng mối quan hệ tốt giữa đại diện giới chủ và người lao động, Công đoàn VEAM đã liên tục xây dựng các kế hoạch tiếp xúc, chỉ đạo hoạt động để CĐCS, tổ chức các hoạt động trong mọi lĩnh vực góp phần đem lại hiệu quả cho công tác Công đoàn hàng năm.

Trong những năm qua, Công đoàn VEAM luôn quan tâm tạo dựng kế hoạch để việc tiếp xúc giữa giới chủ với tổ chức Công đoàn liên tục được thực hiện, thông qua tiếp xúc đối thoại trên nền những nội quy, quy chế của doanh nghiệp, Thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết và trên cơ sở các quy phạm pháp luật có liên quan đến quan hệ lao động đang thực thi và quan tâm bổ sung những vấn đề sửa đổi kịp thời, triển khai cụ thể như: Ký kết TƯLĐTT đúng thẩm quyền, đăng ký tại cơ quan lao động địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện TƯLĐTT có sự kiểm tra, giám sát của cả hai bên theo thỏa thuận và cử đại diện cùng tham gia. Quá trình thực hiện, định kỳ 3 tháng hai bên đã có các cuộc tiếp xúc, đối thoại để xem xét những nội dung liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của đơn vị, trong đó có những vấn đề đột xuất phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Định kỳ 6 tháng một lần hai bên tiến hành họp kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện TƯLĐTT, bàn hướng khắc phục những điểm còn tồn tại. Hầu hết các đơn vị có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm và hình thức khen thưởng kịp thời về thành tích đóng góp vào việc triển khai thực hiện TƯLĐTT có hiệu quả. Thực hiện cơ chế 3 bên: Người lao động – Nhà nước – Chủ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị định 60/NĐ-CP. Các cuộc tiếp xúc định kỳ giữa đại diện người sử dụng lao động và BCH Công đoàn, tuy thành phần chưa theo trình tự, nhưng đây được cho là hình thức đối thoại tại doanh nghiệp. Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động thông qua các hoạt động thường xuyên của tổ chức CĐCS. Giúp đỡ cộng đồng, đồng nghiệp; tạo môi trường sinh thái nơi làm việc và xã hội. Giải quyết tranh chấp lao động và đình công, điều chỉnh những mâu thuẫn phát sinh ngay tại cơ sở, tránh để sẩy ra đình công. Tham gia quản lý, tuyên truyền giáo dục và giải quyết hài hòa mối quan hệ LĐ tại doanh nghiệp.

   Sự kết hợp kiểm tra, đánh giá Tổ chức hoạt động Công đoàn ở cơ sở được kết hợp hàng năm, tổ chức Hội thảo theo từng chuyên đề với sự tham gia giữa Giới chủ, BCH Công đoàn cơ sở và các phòng ban chức năng của doanh nghiệp là cần thiết. Công đoàn VEAM đã liên tục tổ chức thành công, hiệu quả các năm theo tinh thần chỉ thị 22/CTTW/2008 và Nghị định 60/2013/NĐ-CP để làm tiêu chí cho sự phối hợp hành động của các bên liên quan trong doanh nghiệp. qua hội thảo năm 2014 đã cùng nhau cam kết: Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Công đoàn VEAM phải ký kết và ban hành quy chế dân chủ của đơn vị trong năm 2014. Công đoàn TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) giám sát và kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các Công đoàn trực thuộc. Định kỳ hàng tháng công ty và Công đoàn chia sẻ thông tin về: Kinh doanh, bán hàng, tình hình về nguồn lực lao động để cùng nhau thảo luận những biện pháp thực hiện kế hoạch SXKD và các phát sinh mới, đi đến thực hiện và quyết định những mong muốn của người sử dụng lao động (giới chủ) và người lao động. Định kỳ 3 tháng (trừ phát sinh đột xuất), Giới chủ và Công đoàn tổ chức gặp mặt để đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất của mỗi bên và có các phương thức mới trong mối liên hệ giữa giới chủ và người lao động. Công đoàn cơ sở phải xây dựng kế hoạch hoạt động, thường xuyên động viên người lao động, tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả lao động cao. Giới chủ đảm bảo ổn định việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, hàng năm xem xét nâng lương cho người lao động, đảm bảo tốt nhất các điều kiện về An toàn vệ sinh lao động cho người lao động, Phòng chống cháy nổ tại doanh nghiệp và kịp thời thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm theo luật định. Người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả SXKD xây dựng kế hoạch về mức tiền thưởng trong năm và hỗ trợ một phần kinh tế cho người lao động để tổ chức nghỉ dưỡng sức.

Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, tổ chức Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội. Đặc biệt, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tranh chấp trong lao động rất dễ xảy ra do mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp người nước ngoài và người lao động Việt Nam về suy nghĩ, cách làm việc và lợi ích đôi bên. Do vậy, Công đoàn VEAM không chỉ thể hiện chức năng bảo vệ người lao động mà còn đóng vai trò là cầu nối, tạo mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp. Năm 2015, đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phát huy tốt vai trò của mình, chủ động nắm vững pháp luật và đứng về phía người lao động trên quan điểm pháp luật, nhờ đó quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được chăm lo, bảo vệ; phong trào sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

 

TL