banner2019
 
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2024
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2024
CĐ Trường Đại học Việt Trì: Đẩy mạnh phong trào thi đua trong Nhà trường
Cập nhật lúc 09:37 ngày 29/11/2016

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì là cơ sở đào tạo đại học được nâng cấp từ trường Cao đẳng Hóa chất đóng trên địa bàn TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hầu hết cán bộ, giảng viên, CNVC đã đạt chuẩn ngạch bậc viên chức theo quy định của nhà nước. Tính đến thời điểm hiện tại nhà trường có 26 đơn vị trực thuộc trong đó có 04 trung tâm; 10 khoa và bộ môn trực thuộc và 12 phòng ban.

Nhà trường đã luôn quan tâm chỉ đạo các phòng ban chức năng và phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên trong suốt quá trình học tập; tổ chức các hoạt động giao lưu, đối thoại giữa sinh viên với doanh nghiệp nhằm gắn kết việc đào tạo với nhu cầu xã hội.


Phòng thực hành Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì

Định kỳ hằng năm vào thời điểm kết thúc năm học nhà trường tổ chức ngày hội việc làm, thông qua các hoạt động này đã có hàng nghìn sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị sử dụng lao động để được phỏng vấn và tuyển dụng. Theo khảo sát, thống kê, hằng năm có khoảng 95% số sinh viên của Nhà trường có việc làm ngay trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Nhà trường giao cho phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên làm cầu nối để liên hệ, nắm bắt tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp qua nhiều hình thức như: Điện thoại, Email … Từ đó thống kê và tính toán để xác định tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Vì mục tiêu là sự phát triển chung của Nhà trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên trong Trường, Công đoàn Trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua hiệu quả, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Công đoàn với chính quyền, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ. Hệ thống quy chế giúp cho Công đoàn hoạt động độc lập, tự chủ, có vị thế rõ ràng.

Cái khó của tổ chức công đoàn là không thể áp đặt giao nhiệm vụ theo cách của chính quyền, tuy nhiên hoạt động công đoàn lại có điểm rất thuận lợi. Nếu các thành viên trong một tổ chức công đoàn cùng đoàn kết, thì mọi người làm việc rất tự giác, nhẹ nhàng thoải mái và mạng lại hiệu quả sẽ cao hơn. Theo đó, Công đoàn Trường thường xuyên phối hợp với Nhà trường cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung và hài hòa các lợi ích.

Bằng nhiều hình thức, Công đoàn Trường đã phát động ba cuộc vận động lớn của ngành Giáo dục, trong đó vấn đề trọng tâm là thực hiện dân chủ. Trong quá trình triển khai, BCH công đoàn luôn phối kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo các khoa để phát động phong trào thi đua với các nội dung cụ thể, trọng tâm như: Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị, thao giảng, dạy tốt, dự giờ, rút kinh nghiệm, báo cáo chuyên đề, diễn đàn. Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể chi tiết từ thời gian phát động, thực hiện các giai đoạn tham gia, định hướng từng nội dung cụ thể của đợt thi đua, cách thức tổ chức tiến hành của các bộ phận từ BCH Công đoàn đến các tổ công đoàn và đoàn viên.

Mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, chỉ ra những cá nhân thực hiện tốt, những cá nhân thực hiện chưa tốt, khen thưởng động viên những người làm tốt, phê bình những người làm chưa tốt, rút kinh nghiệm cho lần sau.

Từ thực tiễn triển khai, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Công đoàn cần chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong việc phân công nhiệm vụ, đảm bảo đúng người, đúng việc, hợp lí, khoa học tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đoàn viên vừa hoàn thành tốt công việc chuyên môn ở trường, vừa có điều kiện chăm lo cuộc sống gia đình; thường xuyên phát động các phong trào thi đua, coi việc hưởng ứng các phong trào thi đua là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

Công đoàn chủ động phối hợp với BGH, các khoa đào tạo theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội quy, quy chế hoạt động của Nhà trường và của cấp trên; thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tâm tư tình cảm của các đồng chí công đoàn viên, kịp thời có biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập chuyên môn giữa các đơn vị trong trường, các đơn vị kết nghĩa và các trường trong cụm thi đua; có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, giảng viên, công nhân viên đạt thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.