banner2019
 
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2024
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2024
CĐ Trường Đại học Sao Đỏ: Tham gia xây dựng quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động
Cập nhật lúc 09:15 ngày 21/10/2016

Năm học 2015-2016, Trường Đại học Sao Đỏ có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức, quản lý. Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo kịp thời và phối hợp hiệu quả đối với các tổ chức đoàn thể, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường.


Tổ chức hội thi nấu ăn với chủ đề “Mâm cơm cuối tuần vui vẻ” nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 

Xây dựng quy chế dân chủ, phối hợp hoạt động giữa BCH CĐ với Ban Giám hiệu

Công đoàn trường Đại học Sao Đỏ luôn nhận thức: Nhà trường muốn phát triển vững mạnh thì phải tập hợp được sức mạnh của cả tập thể; khối đại đoàn kết, thống nhất phải luôn luôn được đề cao và giữ vững; quyền làm chủ của mọi người được phát huy; lợi ích chính đáng của cán bộ viên chức (CBVC) và học sinh, sinh viên (HSSV) được giải quyết thoả đáng, hợp lý, hợp tình, đúng chính sách của Nhà nước và quy định của cấp trên. Vì vậy, Công đoàn trường Đại học Sao Đỏ luôn quan tâm đến việc tham gia xây dựng quy chế dân chủ, phối hợp hoạt động giữa Ban Chấp hành công đoàn (BCH CĐ) với Ban Giám hiệu, góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý các quy chế nội bộ của trường.

Trước hết, Công đoàn tham gia Ban Cơ chế Nhà trường. Chủ tịch công đoàn tham gia Ban Cơ chế với tư cách là Phó ban cơ chế, thực hiện nhiệm vụ đại diện cho tiếng nói của công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ). Hàng năm, ban Cơ chế của Nhà trường thường xuyên rà soát, chỉnh sửa các quy chế, quy định nội bộ. Quy chế dân chủ số 242/QĐ - ĐHSĐ ngày 29/5/2015 của Nhà trường được xây dựng trên cơ sở Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Quy chế dân chủ trong hoạt của nhà trường ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Việc tham gia xây dựng và sửa đổi hệ thống các quy chế nội bộ trong trường với phương châm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát huy được sở trường, cống hiến hết mình cho quá trình xây dựng Nhà trường trong giai đoạn mới. Trong năm học vừa qua, Công đoàn Nhà trường đã tham gia rà soát, sửa đổi, bổ sung hơn 60 quy chế, quy định. Có thể kể đến những quy chế như: Quy chế giao quyền tự chủ cho các đơn vị, quy chế quản lý các hoạt động đào tạo, quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, quy chế học tập nâng cao trình độ, quy chế chi tiêu nội bộ, trả lương tăng thêm… Đây là những quy chế đều có tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các đơn vị, đến quyền lợi, trách nhiệm của toàn thể CNVCLĐ trong Nhà trường.


Sinh viên khoa Ôtô trong giờ thực hành

Phối hợp hiệu quả giữa BCH CĐ với Ban Giám hiệu

Công đoàn luôn coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho đoàn viên của mình. Việc giáo dục không chỉ thông qua các buổi học tập các nghị quyết của Đảng, của Công đoàn, phổ biến chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nội bộ mà còn thông qua các buổi sinh hoạt đơn vị, các hoạt động phong trào, các cuộc thi giúp cho đoàn viên công đoàn nâng cao được nhận thức, từ đó thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình và đơn vị.

Công đoàn Trường cùng các tổ công đoàn, công đoàn bộ phận phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên tại các buổi sinh hoạt của đơn vị. Qua đó, khuyến khích đoàn viên bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất ý kiến đóng góp cho sự phát triển của các đơn vị nói riêng và Nhà trường nói chung. Công đoàn lắng nghe, nắm bắt tâm tư của đoàn viên, giúp chính quyền giải quyết các thắc mắc của đoàn viên, phản ánh, đề đạt mong muốn, nguyện vọng của CBVC với Ban Giám hiệu. Ủy ban kiểm tra của công đoàn phối hợp cùng với thanh tra nhân dân kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn, thực hiện nghị quyết chương trình của Ban Chấp hành công đoàn trường, cùng với Ban Giám hiệu giải quyết các kiến nghị của đoàn viên kịp thời, thấu tình đạt lý.

Hàng tháng, Ban Thường vụ công đoàn họp để xem xét việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng của Công đoàn và nhiệm vụ của cơ quan. Hàng quý, BCH CĐ, tổ trưởng, tổ phó công đoàn trực thuộc, BCHCĐ bộ phận, UBKT, Thanh tra nhân dân để tổng kết đánh giá việc thực hiện các mặt công tác của Công đoàn trường, của từng đơn vị tổ công đoàn; việc thực hiện các quy định, nội quy, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đoàn viên từ các đại diện của công đoàn bộ phận và tổ công đoàn trực thuộc, đề ra công tác, nhiệm vụ cho quý tới. Ban Thường vụ Công đoàn cùng thường vụ các đoàn thể họp, báo cáo công tác quý với Đảng ủy, Ban Giám hiệu. Trên cơ sở đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các hoạt động của công đoàn trường.

BCH CĐ đã phối hợp tốt với Ban Giám hiệu tổ chức Hội nghị Cán bộ viên chức của các đơn vị và Nhà trường. Ban Thường vụ Công đoàn cùng Ban Giám hiệu dự và chỉ đạo hội nghị các đơn vị, tổ chức hội nghị của nhà trường. Hội nghị CBVC đã giải quyết các vấn đề: Kiểm điểm thực hiện Nghị quyết công tác trong năm, việc chấp hành chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước trong trường; Bàn và thông qua Nghị quyết trong năm mới. Bàn các biện pháp thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm học; Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch năm học và các giải pháp, chỉ tiêu nâng cao đời sống của CNVC và HSSV; Trả lời các ý kiến đề xuất, kiến nghị, các chất vấn của CNVC; Báo cáo hoạt động và các vấn đề đã được thực hiện trong công tác của Ban Thanh tra nhân dân…Các kiến nghị của CBVC được lãnh đạo nhà trường, cán bộ công đoàn giải đáp tại các hội nghị CBVC của đơn vị. Các kiến nghị lien quan đến nhiều hoạt động, mang tầm vĩ mô được tập hợp trả lời tại hội nghị CBVC toàn trường.

Cùng với các hoạt động trên công đoàn trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và người lao động. Đây là biện pháp tổng hợp nhất để công đoàn có thể cùng chuyên môn tham gia quản lý và góp phần xây dựng đơn vị. Từ thực tế triển khai các phong trào thi đua, công đoàn thực hiện tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu các quy định để đánh giá, phân loại CBVC, quy định về chi tiêu nội bộ…

Hàng tháng, Công đoàn của các khoa, phòng cùng với chuyên môn xét duyệt thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân trong đơn vị mình, phối hợp với chuyên môn để có hình thức khuyến khích động viên mỗi cá nhân trong đơn vị phát huy được sở trường, hạn chế các khuyết điểm giúp cho bản thân họ tốt hơn và hoạt động của đơn vị hiệu quả hơn.

Hàng năm, công đoàn đều tổ chức phát động các phong trào thi đua vào dịp khai giảng, hội nghị CBVC. Sau mỗi đợt thi đua, phong trào được tổng kết, đánh giá và trao thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ các đơn vị, cá nhân có những thành tích cao.

Nhờ sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa chuyên môn và công đoàn, đến nay, CNVC thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, tham gia đóng góp được nhiều ý kiến, xây dựng và phát triển nhà trường.

Nguyễn Thị Kim Nguyên