banner2019
 
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn: Vấn đề là hành động
Cập nhật lúc 11:20 ngày 08/09/2016

Với mục tiêu xuyên suốt là chăm lo tốt nhất cho đoàn viên công đoàn (CĐ), lấy lợi ích của đoàn viên CĐ để tập hợp đội ngũ, góp phần xây dựng tổ chức CĐ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đặc biệt trước những đòi hỏi của xu thế hội nhập, Tổng LĐLĐVN đang nỗ lực tìm cách đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. 

Cần chuyển từ lãnh đạo sang hỗ trợ

Khẳng định sự đổi mới là cần thiết và là yêu cầu đặt ra trong nội tại của tổ chức CĐVN, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho biết: Trước tình hình trên, Tổng LĐLĐVN đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ trong giai đoạn hiện nay”, và đang xin ý kiến các đồng chí nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN qua các thời kỳ, các nhà khoa học, cán bộ các ban chuyên môn của Tổng LĐLĐVN.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và lãnh đạo LĐLĐ Hà Nội tiếp xúc với công nhân lao động KCN Bắc Thăng Long

Nếu là người đại diện cho đoàn viên, cán bộ CĐ phải nhận thức đúng chức năng của mình là đại diện cho đoàn viên CĐ, nói lên tiếng nói, nguyện vọng của đoàn viên CĐ và bảo vệ quyền lợi cho họ.Ông Nguyễn Đình Thắng - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho rằng: Cán bộ CĐ cần thay đổi nhận thức về công việc mình đang làm bởi một bộ phận cán bộ CĐ đang lầm tưởng mình là lãnh đạo đoàn viên, chứ không phải là người đại diện cho đoàn viên CĐ.

Đồng thuận ở quan điểm này, ông Đặng Quang Điều- Trưởng Ban Chính sách - Thi đua khen thưởng Tổng LĐLĐVN nhấn mạnh: Cán bộ CĐ cần đổi mới phương thức chỉ đạo hành chính sang phương thức hỗ trợ.

Việc hỗ trợ ở đây không chỉ là hỗ trợ đoàn viên mà phải hỗ trợ CĐ cơ sở trực tiếp để cùng hoạt động tốt, nghĩa là: Ở đâu CĐ cơ sở khó, có CĐ cấp trên hỗ trợ, ở đâu công nhân khó, tổ chức CĐ có mặt.

Với kinh nghiệm nghiên cứu và từ thực tiễn hoạt động của tổ chức CĐ Việt Nam, PGS.TS Vũ Quang Thọ (Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn) thừa nhận: Hiện nay, hoạt động CĐ nhiều nơi hiệu quả chưa cao là do CĐ ở đó thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quan hệ LĐ khiến tiêu hao nhiều nguồn lực, nhất là đối với CĐ cấp trên cơ sở, cụ thể là CĐ cấp huyện.

Do đó, CĐ Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người LĐ; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người LĐ để CĐ thực sự trở thành tổ chức chính danh của người LĐ”.

Và khi đó, CĐ cấp trên không phải chỉ đạo bằng văn bản mang tính chất hành chính, chỉ đạo mà là ra văn bản hướng dẫn, tư vấn cho CĐ cơ sở, trường hợp CĐ cơ sở không làm được, CĐ cấp trên phải giúp đỡ, làm thay khi cần thiết.

Từ bề dày hoạt động thực tiễn và tâm huyết với phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đề nghị: Tổng LĐLĐVN cần xây dựng chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ từ phong trào thực tiễn, từ những công nhân ưu tú. Cán bộ CĐ phải thở được hơi thở của người LĐ và nói được tiếng nói của người LĐ.

Chú trọng chức năng bảo vệ đoàn viên

Góp ý về đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ trong giai đoạn hiện nay”, ông Đặng Ngọc Chiến - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng: Số lượng, chất lượng đoàn viên quyết định hoạt động của CĐ, vì thế, CĐ Việt Nam phải tập trung phát triển đoàn viên.

Và muốn như vậy, CĐ phải chú trọng chức năng bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên. Ông Chiến phân tích, đời sống của người LĐ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chế độ của người LĐ nhiều nơi chưa được đảm bảo.

“Nếu muốn thu hút đoàn viên CĐ đến với tổ chức, CĐ Việt Nam cần phải kiên trì cái đích hướng tới là bảo vệ quyền lợi của người LĐ, phải tham gia lãnh đạo đình công để bảo vệ đoàn viên của mình” - nguyên Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Chiến khẳng định.

Cũng tâm huyết về công tác xây dựng đội ngũ, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Thắng cho rằng: Qua các hoạt động thời gian qua có thể thấy, vấn đề “chăm lo” đời sống cho người LĐ đã được các cấp CĐ làm rất tốt, nhưng chức năng “bảo vệ” cho người LĐ còn chưa rõ nét, chưa thực sự quyết liệt và mạnh mẽ.

Với kinh nghiệm nghiên cứu và từ thực tiễn hoạt động của tổ chức CĐ Việt Nam, PGS.TS Vũ Quang Thọ (Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn) thừa nhận: Hiện nay, hoạt động CĐ nhiều nơi hiệu quả chưa cao là do CĐ ở đó thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quan hệ LĐ khiến tiêu hao nhiều nguồn lực, nhất là đối với CĐ cấp trên cơ sở, cụ thể là CĐ cấp huyện.

Do đó, CĐ Việt Nam cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người LĐ; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người LĐ để CĐ thực sự trở thành tổ chức chính danh của người LĐ”.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, cán bộ CĐ và các nhà khoa học, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường khẳng định: Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức CĐ Việt Nam là yêu cầu nội tại của tổ chức, phải bắt đầu từ những việc làm cụ thể, thiết thực, mang lại lợi ích cho người LĐ.

Các nội dung, hình thức đổi mới phải xoay quanh trục xuyên suốt và cũng là mục tiêu hướng tới là bảo vệ đoàn viên, chăm lo lợi ích cho đoàn viên CĐ. Tới đây, Tổng LĐLĐVN sẽ xây dựng bộ nhận diện về CĐ Việt Nam, làm rõ sự khác biệt của đoàn viên CĐ và người LĐ, người LĐ vào tổ chức CĐ được gì, hơn gì so với những người không gia nhập tổ chức để tập hợp, thu hút đoàn viên CĐ.