banner2019
 
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Tranh chấp lao động, đình công có xu hướng giảm nhưng diễn biến phức tạp
Cập nhật lúc 06:26 ngày 23/06/2016

Đó là đánh giá trong dự thảo báo cáo kết quả hoạt động CĐ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 được đồng chí Trần Thanh Hải- Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN trong buổi làm việc chiều 22.6 tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN lần thứ 18 (khóa XI).

 

Quang cảnh Hội nghị 

Theo dự thảo, trong 5 tháng đầu năm 2016, toàn quốc xảy ra 153 cuộc tranh chấp lao động đình công, giảm 12 cuộc so với cùng kỳ năm 2015. Đình công tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố lớn và các KCN tập trung, ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN ngoài nhà nước thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Vấn đề đáng quan tâm trong những tháng đầu năm 2016 là có nhiều DN thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng nhưng lại cắt, giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp; chỉ điều chỉnh tiền lương của những người dưới mức tối thiểu vùng; điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng nhưng tăng định mức sản lượng và chỉnh sửa nội quy theo hướng tăng tiền phạt. Thậm chí, có DN không điều chỉnh vì cho rằng tiền lương đang trả đã cao hơn tiền lương tối thiểu vùng nên thu nhập một số NLĐ về cơ bản là chưa cải thiện dẫn đến bức xúc trong CNLĐ là nguyên nhân chính của các cuộc tranh chấp LĐ, ngừng việc tập thể.

Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu NQ đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XI (giai đoạn 2013-2016) thì cho biết, với những nỗ lực của các cấp CĐ và sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành, tình hình tranh chấp LĐ, ngừng việc tập thể trong 3 năm qua có xu hướng giảm mạnh so với giai đoạn 2010-2012. Cụ thể, giai đoạn 2013-2016 xảy ra 1.146 cuộc, giảm 798 cuộc so với giai đoạn 2010-2012.

Đối với công tác phát triển đoàn viên trong nửa nhiệm kỳ qua, thực hiện Chương trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018”, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh đã được các cấp CĐ tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đa dạng, xuất hiện một số cách làm mới. Kết quả, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cả nước đã kết nạp mới trên 2,4 triệu đoàn viên, thành lập 17.352 CĐCS. Hiện nay, cả nước có 9.200.785 đoàn viên và 123.321 CĐCS; trong đó có 339 CĐCS với 28.150 đoàn viên được thành lập phương pháp mới...

Theo đánh giá của Tổng LĐLĐVN, trong gần 3 năm qua, đội ngũ cán bộ CĐ cả nước đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, hoạt động sáng tạo, vị thế của tổ chức CĐ được khẳng định. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động CĐ vẫn chưa đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; đồng thời xuất hiện những thách thức mới đòi hỏi sự dũng cảm nhìn thẳng sự thật, đổi mới mạnh mẽ về “nội dung và phương thức hoạt động” để xứng đáng là đại diện chân chính của đoàn viên và NLĐ, tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước, của tổ chức CĐ Việt Nam.

Nguồn Báo Lao động