banner2019
 
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Thứ hai, ngày 20 tháng 01 năm 2025
Phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: Thực trạng và giải pháp
Cập nhật lúc 07:25 ngày 23/06/2016

Từ thực tế chỉ đạo phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn nói chung, tổ chức công đoàn ngoài Nhà nước nói riêng thời gian qua nảy sinh nhiều vấn đề cần được các cấp Công đoàn đi sâu nghiên cứu, đánh giá toàn diện và phù hợp với từng loại hình DN để hoạt động của tổ chức công đoàn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước hiệu quả và thực chất hơn.

Số lượng CĐCS thuộc DN khu vực kinh tế ngoài Nhà nước nhiều nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp. Về cơ bản do đội ngũ Cán bộ CĐCS còn hạn chế về năng lực tổ chức vận động quần chúng, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cho CNLĐ. Mặt khác do một số chủ DN không tạo điều kiện về vật chất và thời gian cho Ban chấp hành Công đoàn tổ chức cho đoàn viên hoạt động theo Điều lệ, Quy chế BCH, quy chế phối hợp giữa BCH Công đoàn với chủ DN, cũng như sự chỉ đạo của Công đoàn cấp trên như đã cam kết.


Về chấp hành pháp luật lao động ở một số DN khu vực kinh tế ngoài Nhà Nước chưa thực hiện nghiêm túc.Việc ký kết và thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế, thời giờ làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHLĐ còn mang nặng tính hình thức, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, nghị quyết, chế độ chính sách pháp luật chưa được CĐCS quan tâm đầy đủ đến CNLĐ trong các DN khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Nhiều chủ trương, chính sách mới liên quan trực tiếp đến người lao động chưa được phố biến kịp thời; việc nắm bắt diễn biến về tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ còn chậm; phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, bậc thợ thực sự chưa được chủ DN quan tâm nên hiệu quả SXKD thấp.

Để khắc phục những hạn chế và yếu kém của tổ chức Công đoàn trong DN khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đưa tổ chức Công đoàn từng bước đi vào hoạt động chất lượng, hiệu quả, duy trì phong trào thi đua trong CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và phát triển trong DN cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là: Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sau sát, toàn diện của các Cấp uỷ Đảng, mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền, ngành, địa phương và Công đoàn Cấp trên cơ sở đến CĐCS trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và DN một cách đồng bộ, tạo động lực cho sự phát triển SXKD của doang nghiệp, gắn với thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự và an toàn xã hội vững chắc của địa phương với lợi ích cơ bản của người lao động.

Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, Nghị quyết, chủ trương, chế độ, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan trực tiếp đến người lao động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và sát với từng loại hình DN. Các cấp công đoàn phải chủ động, phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHLĐ, đơn giá tiền lương, chế độ nâng lương, nâng bậc, thời giờ làm việc, chính sách đối với lao động nữ. Những chế độ này phải được đưa vào quy chế hoạt động của DN, trong HĐLĐ và TƯLĐTT, Có như vậy tổ chức Công đoàn cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới thông qua công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động.

Ba là: Hàng năm tổ chức Công đoàn phải phối hợp chặt chẽ với Chủ DN thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, đồng thời mở được Hội nghị Người lao động, Đại hội CNLĐ theo Nghị định 07, 87/CP của Chính phủ, Vì đây thực sự là Hội nghị dân chủ trong DN, nhằm phát huy trí tuệ tập thể, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch SXKD, tìm giải pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và thực hiện các chính sách, chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật; tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện quy chế cho phù hợp với thực tế của DN; kiện toàn và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cơ sở. BCH Công đoàn đi sâu đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động Công đoàn và đội ngũ CNLĐ cũng như trách nhiệm của chủ DN theo chương trình phối hợp mà chủ DN đã cam kết.

Thông qua Hội nghị CNLĐ đầu năm cần sửa đổi, bổ sung nội dung các loại quy chế nào thì được giải quyết trong Hội nghị này. Đây cũng chính là nội dung cơ bản được thực hiện đầy đủ, trách nhiệm thì quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao đông được thực hiên nghiêm túc cũng như lợi ích SXKD của chính DN, góp phần đưa nội dung Chỉ thị 22/CT-TW về “xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN” được thực hiên hiệu quả.

Vũ Ngọc Huế