banner2019
 
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Một số tác động của việc gia nhập TPP đối với lao động và Công đoàn ở Việt Nam
Cập nhật lúc 12:45 ngày 20/12/2015

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động đàm phán, kư kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, đáng chú ý và có tầm quan trọng đặc biệt là Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Việc tiếp cận và tham gia Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại thời cơ và cũng đặt ra những thách thức, thậm chí cả những thách thức lớn đối với Việt Nam, có tính nhạy cảm đối với lao động và hoạt động công đoàn trên một số vấn đề sau:

1. Gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ tác động trực tiếp tới vấn đề việc làm, tiền lương, thu nhập của người lao động.

Các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương là các đối tác thương mại và đầu tư lớn ở Việt Nam. Hiệp định này khi được ký kết sẽ tạo ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam. Cụ thể là: Mức thuế dần về 0% trong thời gian rất ngắn cho khoảng 90% các dạng thuế. Điều này sẽ tác động toàn diện tới tất cả các ngành, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sẽ tác động trực tiếp tới vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động.

Về việc làm: Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực như: May mặc, giầy da, thủy hải sản, lắp ráp thiết bị điện tử... Đây phần lớn là những ngành “thâm dụng” lao động, tay nghề của công nhân lao động không cao, thu nhập thấp, dễ phát sinh những “trục trặc” trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, cũng sẽ có không ít ngành, lĩnh vực nội địa chịu sức ép cạnh tranh, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nguy cơ giảm việc làm, như: Dịch vụ, thương mại, sản xuất hàng hóa đòi hỏi công nghệ cao ...

Về tiền lương, thu nhập: Gia nhập Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương vừa là đòi hỏi bắt buộc, vừa là động lực để chúng ta thay đổi cơ cấu đầu tư, chuyển dịch nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Trong xu thế hội nhập và chiều hướng phát triển hiện nay, khi gia nhập Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương, với tầm nhìn lâu dài và tổng thể, tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, để cải thiện tiền lương và thu nhập đ̣i hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện quyết định nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lư, đầu tư. Trong mọi vấn đề cần xem xét, trong mọi mục đàm phán, thương lượng, năng suất lao động luôn là yêu cầu cốt tử để nuôi dưỡng và  nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước mắt và tương lai.

Về an sinh xă hội: Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương tạo nhiều cơ hội và cả thách thức đối với bảo đảm việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới bảo đảm các vấn đề xă hội của người lao động và gia đình họ. Do đó, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội ổn định và nâng cao độ thỏa măn các phúc lợi của dân cư trong đó trước hết là người lao động, luôn là vấn đề cấp bách rất cần được quan tâm thỏa đáng.

2. Gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương cũng tác động tới tổ chức và hoạt động công đoàn, chủ yếu liên quan tới vấn đề thực thi các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Điều đặc biệt, trong số các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thì Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương có chứa đựng nhiều nội dung không trực tiếp mang tính thương mại, nhưng có liên quan đến thương mại như quyền của người lao động, các tổ chức xă hội, tiêu chuẩn lao động, tự do thành lập và hoạt động của hiệp hội – công đoàn …  Đây là những hiệp định đòi hỏi các quốc gia khi tham gia cần phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp, đặc biệt là sửa đổi hệ thống chính sách, pháp luật lao động – công đoàn trong nước, mà những yêu cầu này về cơ bản, hiện nay có điểm chưa hoàn toàn phù hợp với thể chế chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Trong các văn bản quốc tế thì nội dung về công đoàn nằm trong nhóm vấn đề về lao động, nên gọi chung là những vấn đề về lao động. Nhưng trong bối cảnh của Việt Nam, vấn đề cần giải quyết là lao động và công đoàn, chứ không chỉ là lao động thuần túy. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, vấn đề việc làm – thu nhập của người lao động và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế, tự do hiệp hội - công đoàn, là vấn đề Việt Nam cùng quan tâm.

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương đặt ra yêu cầu thực hiện cam kết đối với các nguyên tắc trong Tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế về các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động. Nó tác động đến việc sửa đổi chính sách, pháp luật và thực tiễn về lao động phù hợp với các cam kết quốc tế.

Hiệp định này tác động trực tiếp tới vấn đề thành lập, tổ chức và hoạt động công đoàn ở Việt Nam. Theo ý kiến một số chuyên gia, vấn đề hiệp hội và công đoàn là vấn đề mà Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đàm phán thương lượng và ký kết. Các quy định này không phải là vấn đề mới, mà đã được Tổ chức Lao động Quốc tế thực thi và ghi nhận trong các văn kiện của mình, tiêu biểu là Công ước số 87 và Công ước số 98. Và thực tế các quy định này đă được thực thi ở một số quốc gia trên thế giới. Vì thế, có thể đây cũng là vấn đề đặt ra “thế lưỡng nan” mà Việt Nam cần xem xét kỹ.

Về cơ bản, Hiệp định này đặt ra yêu cầu phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là: (1) Quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể; (2) Quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; (3) Quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc làm; (4) Xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em. Những nội dung này đang được thực thi có hiệu quả ở Việt Nam.

Trong điều kiện hiện nay, dù muốn hay không, với xu thế hội nhập, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó đặc biệt và trước mắt là gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái B́nh Dương. Điều đó  đòi hỏi tổ chức Công đoàn Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường đối thoại thiện chí, bảo đảm thương lượng tập thể thực chất và thực hiện sự tương tác hiệu quả cơ chế ba bên.

Những tác động, cùng với các cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương cũng là cơ hội và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước tiên cần tự nâng cao năng lực, phải coi trọng và thực hiện tốt chức năng, vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động; quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Tổng Liên đoàn