banner2019
 
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Các cấp CĐ tích cực tham gia xây dựng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động
Cập nhật lúc 09:04 ngày 22/02/2016

Năm 2015, hoạt động tham gia xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến người lao động được Tổng Liên đoàn và các cấp Công đoàn tích cực thực hiện.

Thông qua diễn đàn Quốc hội và Hội đồng tiền lương quốc gia đã thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của đoàn viên, người lao động trong việc ổn định việc làm, nâng cao thu thập, cải thiện đời sống. Tổng Liên đoàn đă có 92 văn bản tham gia góp ý kiến vào các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư. Nhiều ý kiến tham gia của Công đoàn đă được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, như chính sách đối với lao động nữ; chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn; Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn vệ sinh lao động; tố tụng lao động; một số quy định Luật Bảo hiểm xã hội.

 

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn chính sách BHXH cho cán bộ CĐ (tháng 11/2015)

Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” được các cấp Công đoàn quan tâm thực hiện đạt kết quả quan trọng, góp phần cụ thể hóa quy định của Bộ luật Lao động với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động, phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp được người sử dụng lao động đồng tình ủng hộ. Việc thực hiện quyền đại diện, chăm lo, bảo vệ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại các doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được quan tâm hơn; cùng với sự chỉ đạo điểm của Tổng Liên đoàn, một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa đã chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tập thể người lao động thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn; hoàn thành giai đoạn 1 xây dựng thư viện thỏa ước lao động tập thể của công đoàn Việt Nam, giúp các cấp công đoàn lưu trữ, khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu về thỏa ước lao động tập thể. Đến nay, các cấp CĐ đã ký kết được 25.396 bản thỏa ước lao động tập thể (chiếm 75,72%, tăng 4,7% so với năm 2014); trong đó, thỏa ước lao động tập thể đạt loại A chiếm 34,98%, loại B chiếm 26,34%, loại C chiếm 13,31%, loại D chiếm 7,04%.

Các cấp công đoàn đã chủ động tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, DN; chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc theo quy định góp phần phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Năm 2015, có 98,2% các cơ quan, đơn vị đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2014); có 98,2% doanh nghiệp nhà nước và 48,5% doanh nghiệp tư nhân và 45,1% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổ chức Công đoàn tổ chức hội nghị người lao động (tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2014).

Thực hiện quy định về đối thoại tại doanh nghiệp theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, Tổng Liên đoàn và Công đoàn các tỉnh, ngành đã ban hành nghị quyết, chủ động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp; số doanh nghiệp thực hiện đối thoại ngày càng tăng, nội dung, hình thức đối thoại đã thực chất và hiệu quả hơn. Thông qua việc đối thoại nhiều khó khăn, bức xúc của Công nhân lao động được giải quyết kịp thời như việc làm cầu vượt đi bộ, xây nhà trẻ, mẫu giáo, thành lập duy trì hoạt động các điểm sinh hoạt văn hóa, hỗ trợ kinh phí phát báo miễn phí cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... Năm 2015, các doanh nghiệp đã tổ chức 15.220 cuộc đối thoại định kỳ, và 1.457 cuộc đối thoại đột xuất tại nơi làm việc với người lao động (tăng 7.277 cuộc đối thoại so với năm 2014).  

Công đoàn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc cùng với các cấp, các ngành thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Nhiều nơi, đă chủ động tuyên truyền để người lao động hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hăng hái phát huy sáng kiến, sáng tạo, thi đua lao động sản xuất; cử cán bộ bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, thông tin kịp thời diễn biến phát sinh ở cơ sở, tích cực phối hợp với người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ổn định tư tưởng, giải quyết kiến nghị, bức xúc trong công nhân, lao động, nhất là ở những doanh nghiệp gặp khó khăn, chủ bỏ trốn, doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng hoạt động về cơ sở, nâng cao vai tṛ của công đoàn cơ sở, là chỗ dựa tin cậy của người lao động...

Chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp tiếp tục đạt nhiều kết quả, đã có tác động tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lư nhà nước ở các địa phương trong việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, pháp luật lao động, Luật Công đoàn. Tổng Liên đoàn và Công đoàn các ngành, địa phương đă tổ chức một số hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án; chia sẻ kinh nghiệm, thủ tục pháp lý và quy trình tố tụng đối với các vụ án về tranh chấp lao động; Báo Lao động phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công buổi truyền hình trực tiếp ngày hội tư vấn và giải đáp pháp luật cho công nhân, lao động tại tỉnh Bình Dương. Năm 2015, Công đoàn đã tham gia tư vấn pháp luật về các lĩnh vực liên quan cho 84.971 đoàn viên, người lao động; đại diện, bảo vệ người lao động tại ṭa án 1.286 vụ việc; tham gia 19.544 cuộc kiểm tra thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động...

Tham gia xây dựng pháp luật là bảo vệ quyền lợi người lao động từ gốc. Chú trọng công tác này góp phần thực hiện tốt hơn nữa chức năng của tổ chức Công đoàn.