banner2019
 
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Công đoàn bảo vệ người lao động như thế nào?
Cập nhật lúc 04:01 ngày 12/11/2015

Chức năng “Công đoàn đại diện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của công nhân viên chức (CNVC) lao động (LĐ)…” là chức năng quan trọng nhất của tổ chức công đoàn.

Điều này hoàn toàn mang tính lịch sử khách quan bởi nó đã được thực tiễn hoạt động trên 80 năm của hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam khẳng định kể từ khi ra đời vào ngày 28 tháng 7 năm 1929 đến nay.


Các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử ,về lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn nước ta cho rằng: Có thể coi đây là chức năng” bẩm sinh”, vốn có của tổ chức công đoàn cùng với chức năng “Tuyên truyền vận động, giáo dục rèn luyện và tập hợp người lao động, xây dựng đội ngũ CNVC LĐ vững mạnh…” tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng. Còn chức năng :”Công đoàn đại diện và tổ chức người LĐ tham gia quản lý, xây dựng cơ quan đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế – xã hội, quản lý Nhà nước…” là chức năng đặc thù chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).

 Thực hiện và phát huy được chức năng này có nghĩa công đoàn giúp cho công nhân lao động, đoàn viên công đoàn nâng cao năng lực để thực hiện được quyền làm chủ của mình .Tham gia quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có nghĩa tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp đã cùng với chính quyền nâng cao hiệu lực công tác quản lý các mặt ,tìm đủ việc làm ,ổn định và cải thiện thu nhập cho mọi thành viên của doanh nghiệp ,giúp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC LĐ. Có thể nói, thực hiện tốt chức năng: “Công đoàn đại diện và tổ chức người LĐ tham gia quản lý…” là một trong các biện pháp, hình thức để “ bảo vệ “ từ xa, bảo đảm được các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC LĐ tại doanh nghiệp.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã sắp xếp, đổi mới và thực hiện cổ phần hóa ,nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn ,công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết… thuộc nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã xuất hiện quan hệ lao động với nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng có một điểm chung là quan hệ lao động đã thay đổi cơ bản về bản chất. Tại các công ty cổ phần hóa (từ doanh nghiệp nhà nước), CNVC LĐ cố thể nói đã làm chủ ở hai góc độ là làm chủ công việc chuyên môn và làm chủ phần vốn góp (cổ phần). Quan hệ lao động vẫn là mối quan hệ hợp tác nhưng cũng đã xuất hiện những xung đột ,những mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên. Như vậy, để có thực hiện được chức năng “bẩm sinh”, công đoàn phải thực sự có những đổi mới cụ thể về nội dung, phương thức hoạt động là điều cần quan tâm. 

Có lẽ trước hết là việc “tối đa hóa” những lợi thế về hệ thống pháp luật mà nhà nước đã ban hành, đó là việc tổ chức có hiệu quả nhất Hội nghị người lao động từ cấp tổ, đội sản xuất trở lên đến công ty theo Thông tư liên tịch số 32 ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động ,thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dãn thực hiện Nghị định số 87 ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một nội dung quan trọng nữa là phát huy vai trò công đoàn trong quá trình tổ chức thương lượng để bổ sung sửa đổi hoặc dự thảo mới Thỏa ước lao động tập thể. Đây là một phương tiện quan trọng để làm căn cứ cho việc bảo vệ quyền, lợi ích người LĐ. Nhưng vấn đề ở chỗ là những nội dung của Thỏa ước lao động tập thể về quyền, lợi ích của người LĐ có được cao hơn so với Luật pháp quy định khi mà doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện ? Vì thế công đoàn phải thương lượng được với người sử dụng lao động theo đúng nghĩa của nó trên cơ sở pháp luật Nhà nước cho phép, hỗ trợ hai bên trong quá trình thương lượng, đồng thời góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Cũng có thể nói, Nhà nước và hệ thống pháp luật là điều kiện” Cần” và công đoàn với người sử dụng lao động trong quá trình thương lượng là điều kiện “Đủ “ để có được sự phân chia lợi ích hài hòa trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Nội dung này cũng khảng định vị thế của tổ chức của tổ chức công đoàn trong doang nghiệp, là thước đo hiệu quả của hoạt động công đoàn.

Người LĐ cũng có quyền đồng ý hoặc từ chối ký Hợp đồng lao động cá nhân với người sử dụng lao động. Công đoàn cơ sở có thể đại diện bảo vệ quyền, lợi ích đó cho người lao động ? Trong tình hình hiện nay, công đoàn hướng dẫn được cho người LĐ mới để ký kết Hợp đồng lao động cá nhân là khó bởi lẽ, người LĐ cũng chưa biết được tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cũng khó có cơ hội được tiếp xúc với người lao động trước khi ký Hợp đồng lao động cá nhân. Để khắc phục tình trạng này, công đoàn cần phát huy tốt chức năng tuyên truyền ,giới thiệu, phổ biến để người LĐ trước khi ký Hợp đồng lao động cá nhân có thể nắm được những nội dung cơ bản của Thỏa ước lao động tập thể đang được thực hiện tại doanh nghiệp, từ đó đối chiếu với những nội dung của Hợp đồng lao động cá nhân mà quyết định.

KVQ