banner2019
 
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò công đoàn
Cập nhật lúc 04:23 ngày 08/11/2015

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, vấn đề thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được Việt Nam coi trọng bởi các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ chú trọng đến lợi nhuận, mà còn phải quan tâm đến người lao động, chấp hành pháp luật, tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, hỗ trợ cộng đồng...


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trước đây khái niệm trách nhiệm xã hội (CSR) đối với nhiều doanh nghiệp thường không đầy đủ. Họ chỉ đơn giản nghĩ, đó là việc làm từ thiện giúp đỡ những người nghèo. Thực ra Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều vấn đề. Thứ nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của mình. Thứ hai, doanh nghiệp phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần. Thứ ba, doanh nghiệp phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người. Thứ tư, không được phân biệt đối xử về mặt sắc tộc, không được phân biệt đối xử giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ. Thứ năm, phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Thứ sáu, phải biết dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng, bởi doanh nghiệp luôn tồn tại trong lòng một cộng đồng nào đó nên không thể chỉ biết có bản thân mình. Thứ bảy, phải tham gia kiến tạo hòa bình và an ninh của quốc gia cũng như thế giới. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nội dung chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực: hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường và hoạt động xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện, thông qua các cam kết bằng văn bản đối với các nội dung liên quan đến: bảo đảm quyền con người; đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội; đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động và môi trường; tuân thủ pháp luật nước sở tại; thực hiện kiểm tra, giám sát thông tin minh bạch, công khai; phòng chống tham nhũng, lãng phí xã hội...

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể chế hoá trong các bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể. Thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà trước hết phải kể đến là góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín, giúp doanh nghiệp có nhiều đối tác , hấp dẫn nhà đầu tư và người lao động. Chúng ta đều hiểu rằng giá trị sản phẩm không chỉ ở chất lượng và giá cả hợp lý mà còn có ý nghĩa đối với môi trường và xã hội do vậy doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế, thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững.

Như trên đã nói, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện trong đó tính tự nguyện được coi là yếu tố cơ bản bởi trách nhiệm xã hội không thể cổ động, hô hào để đánh bóng thương hiệu hay tô vẽ hình thức bề ngoài, cũng không chỉ đơn thuần là việc thực hiện những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, trong khi ngay tại nội bộ doanh nghiệp vẫn còn những biểu hiện vi phạm pháp luật, ứng xử thiếu văn hóa. 

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được coi là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Vì thế những người đứng đầu doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích khi thực hiện các nội dung này để chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư, hỗ trợ việc thực hiện. Căn cứ vào tình hình cụ thể, doanh nghiệp có thể ưu tiên triển khai một số nội dung ngay  từ khi mới đi vào hoạt động.

Vai trò của CĐ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sống của người lao động và gia đình họ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vẹ môi trường và sức khỏe cộng đồng được coi là mục tiêu quan trọng để người sử dụng lao động, người lao động, các nhà quản lý lao động quan tâm thực hiện. Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các donh nghiệp có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa  tới những thị trường có tiềm năng có sức tiêu thụ mạnh, để nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của mình, một trong những việc phải làm là thực hiện trách nhiệm xã hội. Giá trị thương hiệu và uy tín của donh nghiệp không chỉ có chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý mà còn phải có ý nghĩa đối với môi trường và xã hội, điều này giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, thực hienj mục tieu kinh doanh lâu dài và bền vững.

Những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như việc trả lương cao, phân phối công bằng, thực hiện đầy đủ chế độ lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc thân thiện, an toàn sẽ có khả năng thu hút và giữ được lao động có tay nghề cao, gắn bó với doanh nghiệp. Ngoài ra, do có yêu cầu cao về tuân thủ chuẩn mực nên sẽ hình thành một hệ thống quản lý lao động hiệu quả. Đối với người lao động, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tạo điều kiện để họ phát triển toàn hiện về thế chất và tinh thần do được làm việc trong điều kiện đảm bảo các quyền lợi, chế độ, môi trường lao động. Mặt khác việc thực hiện trach nhiệm xã hội luôn gắn với việc bảo vệ môi trường nên cộng đồng xã hội cũng được hưởng lợi từ không gian sạch, đảm bảo an toàn, không có bệnh tật do ô nhiễm môi trường.

 Công đoàn Việt Nam hiện đang phải đối mắt với một thách thức lớn, đó là xác định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Để khẳng định vai trò của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ của mình phải coi việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó cần thực hiện và xử lý tốt một số nội dung như: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, lao động nữ, ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm môi trường, xây dựng nội quy, quy chế doanh nghiệp, thương lượng ký TƯLĐTT, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội…

Đối với cấp ngành, cần tuyên truyền chính sách, pháp luật lao động, cung cấp tài liệu và phổ biến các nội dung liên quan đến ván đề trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp cho các công đoàn trực thuộc. Tập hợp ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người lao động trong ngành để tham gia xay dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính ách khác cho người lao động.

Các công đoàn cấp trên cơ sở cần hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ giúp BCH công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách pháp luật, nhất là pháp luật lao động, các nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Chú trọng các quyền và nghĩa vụ của người lao động liên quan đến nội dung hợp đồng lao động , TƯLĐTT, quyền và trách nhiệm của công đoàn mà pháp luật quy định. Phổ biến nội dung, chỉ đạo và giúp công đoàn cơ sở xay dựng chương trình hành động thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của công đoàn cơ sở. Vì vậy, công đoàn cơ sở phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật thông qua tập huấn, cung cấp tờ gấp cho người lao động với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. Đồng thời công đoàn cơ sở tổ chức, sắp xếp thời gian hợp lý để tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các họat động xã hội, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Ngoài ra công đòan cơ sở còn phát huy vai trò của mình cùng lãnh đạo doanh nghiệp tham gia góp ý về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định vì sự phát triển của doanh nghiệp và đời sống người lao động. Mặt khác công đoàn cơ sở cũng cần thể hiện rõ vai trò, chức năng đại diện người lao động trong việc cử đại diện của mình tham gia vào các hội đồng tư vấn của doanh nghiệp như: Hội đồng lương, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng bảo hộ lao động…đồng thời phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đại hội CNVC trong các công ty nhà nước, hoặc hội nghị người lao động trong các công ty TNHH, công ty cổ phần.