banner2019
 
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
Nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp
Cập nhật lúc 12:15 ngày 18/11/2015

Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên trong quan hệ lao động.

Với chức năng của mình, tổ chức công đoàn có nhiệm vụ vận động, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người lao động (NLĐ) tham gia quá tŕnh thương lượng và là đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết TƯLĐTT.


Khi tham gia đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, cán bộ CĐCS cần chú trọng các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất là việc làm và bảo đảm việc làm: Nội dung này đòi hỏi cán bộ CĐCS cần thương lượng cụ thể, rõ ràng về các hình thức và thời hạn tiến hành giao kết HĐLĐ cho từng loại công việc, từng chức danh và cấp bậc thợ trong DN; tổ chức thi nâng cao tay nghề, đào tạo lại, giao kết lại HĐLĐ.

Thứ hai là về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, khi thương lượng CĐCS cần quy định cụ thể thời giờ làm việc tối đa cho từng bộ phận và thời gian cho phép làm thêm giờ, đơn giá tiền lương làm thêm giờ. Chế độ nghỉ hàng tuần, nghỉ ngày lễ, ngày tết, nghỉ việc riêng và nghỉ phép năm...

Thứ ba là về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương. Đây là nội dung rất quan trọng đòi hỏi CĐCS phải thoả thuận rõ về mức tiền lương và phụ cấp lương cụ thể cho từng công việc với khả năng của NLĐ cũng như hiệu quả của doanh nghiệp; nguyên tắc nâng bậc lương, thời gian trả lương, nguyên tắc chi thưởng và mức thưởng cho từng loại công việc...

Thứ tư là định mức lao động, đây là vấn đề quyết định đến tiền lương và thu nhập của người lao động, do vậy việc xác lập định mức lao động và đơn giá tiền lương phải phù hợp với từng loại công việc cũng như cấp bậc thợ trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc. 

Thứ năm là vấn đề an toàn vệ sinh lao động, cần có sự thoả thuận cụ thể về nội quy an toàn vệ sinh lao động và các quy định về công tác bảo hộ lao động, biện pháp cải thiện về điều kiện làm việc; chế độ đối với những người làm công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng sức khoẻ và trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thứ sáu là Bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, vấn đề này các bên cần phải thoả thuận để quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của DN và NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, thu nộp, chi trả các loại bảo hiểm, chế độ bảo hiểm mà người lao động được hưởng theo từng loại HĐLĐ.

Ngoài các nội dung trên cán bộ CĐCS cần thoả thuận thêm những nội dung khác như: Phúc lợi tập thể, ăn giữa ca, hỗ trợ nhà ở hoặc tiền tàu xe, trợ cấp hiếu hỷ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tham quan, nghỉ dưỡng…

Trên thực tế hiện nay ở nhiều DN, việc tiến hành thương lượng của cán bộ CĐCS còn hạn chế, mang nặng tính hình thức nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Vì vậy, chất lượng các bản TƯLĐTT chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ, dập khuôn, sao chép luật, nhiều DN xây dựng và ban hành những văn bản TƯLĐTT rất dài nhưng thực chất chẳng có điều khoản nào thực sự có lợi cho NLĐ so với quy định của pháp luật. CĐCS trong DN phần lớn là kiêm nhiệm, ăn lương do DN trả nên ngại va chạm, thậm chí biết có sai phạm nhưng né tránh. Điều này khiến nhiều bản TƯLĐTT sau khi ký xong ít được quan tâm thực hiện hoặc bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Để làm tốt vai trò của CĐCS trong quá trình thương lượng cán bộ CĐCS cần quan tâm tới một số vấn đề như:

- Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin. Cán bộ CĐCS phải xác định cần có những thông tin liên quan, hỗ trợ cho việc thương lượng; Kỹ năng xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần thoả thuận khi thương lượng, đây là vấn đề mà các bên cần thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm được lợi ích cơ bản cho người lao động với mức cao hơn hoặc bằng mức quy định của pháp luật; Kỹ năng tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động, theo đó người chủ tọa phải biết cách tổ chức lấy ý kiến, biết cách thuyết phục, dẫn dắt dư luận, thái độ của tập thể người lao động để tạo được sự đồng thuận; Kỹ năng tổ chức cuộc thương lượng, đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các bên phải chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung cho cuộc thương lượng, nghệ thuật thương lượng, những tác động đến đối tác trong quá tŕnh thương lượng, đồng thời phải xử lư nhanh những bế tắc đối với các nội dung trong khi thương lượng.

- Cán bộ công đoàn phải nắm vững về pháp luật lao động, Luật Công đoàn và những phong tục tập quán của từng địa phương, vùng miền.

- Cán bộ công đoàn cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia thương lượng xây dựng TƯLĐTT tại đơn vị.

- Hoạt động của công đoàn trong DN phải luôn sát thực tế, mang lại hiệu quả thực sự cho NLĐ và cho DN, luôn tạo động lực để NLĐ và DN cùng xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Thông qua việc thương lượng và ký kết TƯLĐTT, công đoàn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Qua đó tạo sự tin tưởng, gắn bó của NLĐ với DN và tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó TƯLĐTT, là cơ sở để DN xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định giữa NLĐ và người sử dụng lao động, làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tuy có vai trò quan trọng, nhưng hiện nay việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục.

Nguồn Tổng Liên đoàn LĐVN