Mỗi năm, người lao động sẽ có khoảng 12 - 16 ngày phép, tùy từng công việc khác nhau.
Căn cứ Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động, lịch nghỉ phép cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quy định nhưng có sự tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, để tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp thường quy định lịch nghỉ phép theo hướng linh hoạt phù hợp với nhu cầu của người lao động.
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đi làm vào ngày nghỉ phép năm sẽ được tính là làm thêm giờ và được trả lương. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo quy định này, ngoài tiền lương được trả cho ngày nghỉ phép, người lao động còn được tính thêm: Làm việc vào ban ngày của ngày phép tính thêm 300% lương của ngày làm việc bình thường; Làm việc vào ban đêm của ngày phép: Tính thêm 390% lương của ngày làm việc bình thường.
Việc nghỉ phép là quyền của người lao động. Do đó, nếu không có nhu cầu nghỉ theo lịch đã quy định, đồng thời doanh nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng người lao động trong những ngày phép đó thì người lao động hoàn toàn có thể đi làm vào ngày phép.
Anh Thư (nguồn: laodong.vn)