banner2019
 
Thứ sáu, ngày 08 tháng 11 năm 2024
Thứ sáu, ngày 08 tháng 11 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 16/8/2017
Cập nhật lúc 10:08 ngày 16/08/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Tranh cãi gay gắt việc ngừng “đánh thức” mỏ sắt 35 tỷ USD.
Theo nội dung phản ánh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã kiến nghị Thủ tướng cho dừng khai thác, chế biến mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) và dừng cả dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm tại đây.
Một trong những lý do, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư Tổ hợp dự án theo tiến độ, cho dù tổng mức đầu tư của dự án 3 năm có tới 2 lần điều chỉnh giảm. Việc tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá mới có Hòa Phát ký thỏa thuận nguyên tắc mua bán quặng sắt Thạch Khê với khối lượng 2017-2021 là 3 triệu tấn/năm, giai đoạn 2022-2027 chưa có cam kết cụ thể. Cho nên phương án tiêu thụ quặng sắt Thạch Khê trong dài hạn là “chưa chắc chắn”. 
TKV cho hay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra "chưa thấu đáo, chưa khách quan, không phản ánh đầu đủ”, và không đúng với kết quả TIC đã thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành trong thời gian vừa qua.
Bộ Công Thương cũng “phản pháo” Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi cho rằng kiến nghị dừng dự án chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần được xem xét thận trọng một cách toàn diện.
Trước đó, tác giả Bạch Dương – Thời báo Kinh tế Việt Nam đã có loạt bài viết về vấn đề này:
2. Giá bán điện phải để thị trường tự điều tiết.
Báo Lao động số 190 ngày 16/8 phản ánh: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quyền chủ động tăng giá bán lẻ điện từ hôm qua (15/8). Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá phải để thị trường tự điều tiết, tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc kỹ càng bởi giá điện tăng sẽ tác động tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội.
Đánh giá hệ quả của việc tăng giá điện đối với doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định “chắc chắn tác động tiêu cực đến doanh nghiệp bởi chi phí sản xuất đầu vào tăng. Nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.
Trong thống kê của ngành điện cho thấy, số hộ sử dụng điện chiếm khoảng 95% tổng số trên cả nước. Đặc biệt là các hộ trung lưu và cận nghèo. Như vậy, giá điện tăng sẽ tác động khá mạnh vào nhóm công chức và người hưởng lương khiến cho khả năng chi trả càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, hiện nay mức lạm phát thấp, việc tăng giá điện ít gây tác động tới tình hình lạm phát nói chung nêu nếu có việc tăng giá điện ở thời điểm này cũng phù hợp, chứ không thể để nhà nước bù lỗ cho ngành điện mãi được. 
3. Việt Nam nhập siêu gần 3 tỷ USD từ Thái Lan.
Tổng cục Hải quan cho biết, trong 7 tháng/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và Thái Lan là 8,28 tỷ USD.
Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thái Lan là 2,64 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này là 5,64 tỷ USD.
Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2017 là gần 3 tỷ USD, tăng 465 triệu USD so với mức nhập siêu 7 tháng/2016.
LH (Nguồn VP Bộ CT)