banner2019
 
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Tổng hợp thông tin công nghiệp và thương mại ngày 13/6
Cập nhật lúc 04:39 ngày 13/06/2016
Trong ngày 13 tháng 6 năm 2016, các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải nhiều thông tin đáng chú ý về hoạt động công nghiệp và thương mại trong nước, như: Xuất khẩu gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức; Ôtô ngoại giá rẻ đổ bộ vào Việt Nam; Việt Nam nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á; Phân bón giả tràn lan trên thị trường: Trách nhiệm của ai?; Từ đường dây nóng Bộ Công Thương: Hỗ trợ tiêu thụ hơn 8,2 nghìn tấn cá; Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại lượng xe công.

Thông tin cụ thể như sau:

1. Xuất khẩu gạo chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức.


Xóa bỏ cơ chế độc quyền trong kiểm soát, thẩm định chất lượng sản phẩm và tiến tới xuất khẩu theo đường chính ngạch là nội dung quan trọng nhất của Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là hàng loạt thách thức đặt ra cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta khi áp dụng Nghị định thư nói trên.

Thách thức dễ thấy nhất là phía các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ siết chặt vấn đề chất lượng gạo của Việt Nam. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc, xứ xứ gạo xuất khẩu theo quy định, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và kiểm soát chặt chẽ vùng nguyên liệu..

2Ôtô ngoại giá rẻ đổ bộ vào Việt Nam. 

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12.000 ôtô nguyên chiếc các loại, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu ôtô tháng này chỉ đạt khoảng 195 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, thị trường xe năm 2016 còn ghi nhận cuộc đổ bộ của ôtô giá rẻ Thái Lan. Đến nay, Thái Lan đang là quán quân xuất khẩu ôtô vào Việt Nam, vượt Trung Quốc và Hàn Quốc.

3. VN nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á.

VN đã trở thành quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và xếp thứ bảy trên thế giới về quốc gia nhập khẩu nhiều thép trong năm 2015, theo xếp hạng của Hiệp hội Thép thế giới. Thông tin này được Hiệp hội Thép VN (VSA) xác nhận ngày 12-6. Cụ thể, năm 2015 VN nhập 11,3 triệu tấn, lượng thép nhập nhiều nhất là từ Trung Quốc.

4. Phân bón giả tràn lan trên thị trường: Trách nhiệm của ai?

Mới đây có nhiều bài báo phản ánh về vấn đề này. Hiện nay, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) quản lý cấp phép, chứng nhận hợp quy đến 90% các loại phân bón trên thị trường. Tính đến cuối năm 2014 Bộ Công Thương đã cấp phép chỉ định 12 Trung tâm khảo nghiệm, cấp chứng nhận hợp quy và 30 Trung tâm thí nghiệm phân bón.Tuy nhiênđến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa kiểm tra, giám sát hoạt động này. Ngay cả khi vấn đề phân bón rởm đang được các cơ quan chức năng quan tâm vào cuộc, nhưng  Bộ Công Thương vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

5Từ đường dây nóng Bộ Công Thương: Hỗ trợ tiêu thụ hơn 8,2 nghìn tấn cá.


Sau hơn một tháng, Bộ Công Thương lập đường  dây nóng để hỗ trợ tiêu  thụ cá cho ngư dân một số tỉnh ven biển miền Trung, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết đến hết ngày 30.5.2016 đã hỗ trợ tiêu thụ được hơn 8,2 nghìn tấn cá; số điểm bán cá an toàn được thiết lập tại 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng cá chết bất thường là 35 điểm. 

6. Yêu cầu rà soát, sắp xếp lại lượng xe công.

Báo Dân trí đưa tin, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương vừa mới nhận được các yêu cầu rà soát, sắp xếp lại lượng xe công của Bộ Tài chính. Ở 2 Bộ này, việc tự xác định tiêu chuẩn, định mức khiến lượng xe công dư thừa lên đến hàng trăm chiếc.   

LH (Nguồn VP Bộ Công Thương)