1. Xuất khẩu xăng dầu hai tháng đầu năm tăng cả lượng và trị giá.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 2, Việt Nam đã xuất khẩu 180,6 nghìn tấn xăng dầu, trị giá 60,8 triệu USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 9,4% về trị giá so với tháng đầu năm.
Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2 cả nước đã xuất khẩu 363,8 nghìn tấn, trị giá 124,3 triệu USD, tăng 87,3% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
2. Thay đổi cách tính, dân lại lo "chết tiền điện".
Ngoài điều chỉnh theo sự thay đổi của giá nhiên liệu, tỉ giá hối đoái, cơ cấu sản lượng điện phát; giảm dần tiến tới bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các miền; biểu giá bán điện tới đây sẽ được nghiên cứu thực hiện theo mùa và vùng.
Đây là nội dung đặc biệt đáng chú ý được nêu tại Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia vừa được Chính phủ phê duyệt.
3. 31 doanh nghiệp và mặt hàng Việt Nam bị “cảnh báo nhập khẩu”.
Theo Bộ Công Thương, từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) chính thức có hiệu lực cuối năm 2001, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng liên tục với tốc độ cao từ 452 triệu USD (1995) lên 37,9 tỉ USD (2015). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam (VN) là đối tượng của 31 “cảnh báo nhập khẩu” tại Mỹ; đồng thời, các DN đang vấp phải các yêu cầu khắt khe với thủy sản, thực phẩm, dược phẩm ngay từ khâu gieo trồng, nuôi con giống để đáp ứng “tiêu chuẩn Mỹ”.
4. Nghịch lý giá lúa tăng cao, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm.
Bước sang tuần thứ 2 tháng 4, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục giảm. Hiện giá gạo 5% tấm chỉ còn 370USD/tấn, giảm 10USD/tấn so với tuần trước và giảm 5USD/tấn so tháng 3.
Đây là hiện tượng không bình thường khi nhiều quốc gia “đối thủ” vẫn giữ giá xuất khẩu gạo ở mức cao, thậm chí tăng vọt. Trong khi đó giá lúa trong nước lại liên tục tăng. Sự “lạc điệu” này đang dồn đẩy người nông dân đối mặt với nhiều nguy cơ…
5. Điểm bán dược liệu bình ổn giá, nhưng giá bị thổi… "lên trời”.
Tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, bảng giá thuốc được niêm yết công khai với mức giá phổ biến khoảng vài trăm nghìn đồng, thậm chí cả triệu đồng 1kg. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc công ty TNHH Thiên Ân Dược - một trong những doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu lớn nhất hiện nay cho biết - giá bán buôn cho đơn vị cung ứng thuốc cho bệnh viện thực tế chỉ vài chục nghìn đồng 1kg.
Như vậy, người bệnh đã phải mua thuốc chênh lệch hàng chục lần so với giá bán từ các doanh nghiệp, nhưng bệnh viện vẫn treo biển “Điểm báo thuốc bình ổn giá”.
LH (Nguồn VP Bộ Công Thương)