banner2019
 
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
CĐCTVN với những bước đột phá trong chương trình 1 triệu sáng kiến
Cập nhật lúc 03:21 ngày 16/11/2022
Sau hơn 1 năm phát động Chương trình “1 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và sự đồng hành của các cấp công đoàn trong ngành, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã có 101.816 sáng kiến được cập nhật lên hệ thống, đưa CĐCTVN đứng thứ 2 trong số các đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐVN.  
Kể từ khi phát động hưởng ứng Chương trình, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu của Chương trình; đồng thời vận động đoàn viên, người lao động phát huy thế mạnh, sức sáng tạo ở từng lĩnh vực công tác, ra sức thi đua, nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng từ những công việc cụ thể.
Cùng đó, CĐCTVN đã xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai Chương trình đến 100% các Công đoàn cơ sở; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc Công đoàn cơ sở đăng ký, cập nhật đề tài, sáng kiến để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Thường xuyên cập nhật số lượng sáng kiến, các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động chuyên môn; giải pháp quản lý, tổ chức, điều hành mang lại hiệu quả cao trong công tác; giải pháp trong hoạt động Công đoàn, mô hình hoạt động hay, cách làm mới; giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19,…
Chương trình 1 triệu sáng kiến đã thực sự khơi dậy tinh thần thi đua vượt khó, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch CĐCTVN Trần Quang Huy trao bằng khen cho các đơn vị có thành tích cao trong Chương trình 1 triệu sáng kiến 
Trong thời gian tới đây, Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp tục đề nghị các cấp công đoàn trong Ngành tập trung quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là,  xác định Chương trình tiếp tục là hoạt động thi đua cốt lõi, trọng tâm của năm 2023 để chào mừng đại hội công đoàn các cấp, đặc biệt là Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023). Các cấp công đoàn trực thuộc đưa nội dung Chương trình vào chỉ tiêu nhiệm vụ công tác hàng tháng, quý và năm để đánh giá thi đua. 
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh các công tác truyền thông về Chương trình, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên mạng xã hội, tập trung vào con người và sáng kiến cụ thể, đặc biệt là sáng kiến tiêu biểu của đoàn viên, người lao động trong khu vực doanh nghiệp; hiệu quả, tác động và giá trị làm lợi của sáng kiến, những đóng góp cho sự phát triển của đơn vị trên các lĩnh vực công tác, qua đó, tạo không khí thi đua sôi nổi trong công nhân, viên chức, người lao động, lan tỏa ý nghĩa tích cực cho toàn xã hội.
Ba là, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp công đoàn, tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế của đơn vị trong thời gian vừa qua, nghiên cứu các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn, quyết liệt triển khai Chương trình đảm bảo hoàn thành vượt mức chỉ tiêu hiện nay. Tạo điều kiện về mặt thời gian và có chính sách động viên, khích lệ đối với những cán bộ được phân công nhiệm vụ hướng dẫn, tổng hợp, quản trị phần mềm tại đơn vị. 
Bốn là, các cấp công đoàn tích cực phối hợp với người sử dụng lao động đẩy mạnh Chương trình; quan tâm, thương lượng về chế độ, chính sách động viên về vật chất, tinh thần cho sự nỗ lực, vượt khó, sáng tạo của người lao động; kịp thời phát huy hiệu quả sáng kiến, sáng tạo của đoàn viên, người lao động trong sản xuất, công tác; xây dựng tiêu chí khen thưởng phù hợp với từng cấp công đoàn.
Năm là, duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình “Tổ hỗ trợ sáng kiến”; kịp thời nắm bắt, hỗ trợ, hướng dẫn đoàn viên, CNVCLĐ lập hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến; cập nhập đầy đủ, trung thực về nội dung, hiệu quả và giá trị làm lợi của sáng kiến (thống nhất kê khai giá trị làm lợi ước tính trong 01 năm). Rà soát, đánh giá cụ thể về giá trị làm lợi của sáng kiến; tổng hợp các sáng kiến có giá trị làm lợi kinh tế lớn, sáng kiến có ý nghĩa xã hội và cộng đồng sâu sắc, có sức ảnh hưởng và lan tỏa cao, rà soát tính hợp lệ và các thủ tục để chuẩn bị công tác khen thưởng khi kết thúc Chương trình.
Sáu là, tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ CNVCLĐ cập nhật sáng kiến trên phần mềm trực tuyến; sàng lọc sáng kiến trùng lặp, bổ sung một số tính năng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị, tổng hợp sáng kiến.
Bảy là, tổ chức đánh giá, tổng kết Chương trình tại các cấp công đoàn, biểu dương, khen thưởng, ghi nhận và tôn vinh các cá nhân có sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu, nhất là tại công đoàn cơ sở, tạo động lực cho sự cống hiến và phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Thuỳ Linh