Theo định nghĩa của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Đối thoại xã hội là các hình thức thương lượng và trao đổi thông tin giữa đại diện của Chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động về các vấn đề gắn với lợi ích chung có liên quan đến chính sách kinh tế -xã hội.
Mục đích của đối thoại:
- Cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ lợi ích; nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định, dân chủ; môi trường làm việc an toàn, thân thiện, tích cực.
- Đối thoại tăng cường sự gắn bó, hăng hái, nhiệt tình với công việc, với đơn vị; ngăn ngừa tình trạng ngừng việc, mất việc; tranh chấp lao động và đình công.
Các hình thức đối thoại xã hội:
- Thứ nhất là đối thoại song phương: giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện tập thể người lao động (tổ chức công đoàn);
- Thứ hai là đối thoại ba bên: giữa người sử dụng lao động, người lao động và có sự tham gia của Chính phủ, Bộ, Ngành, cơ quan chuyên môn;
- Thứ ba là ba bên cộng: là sự tham gia của ba bên và có sự tham gia của các đối tác xã hội khác.
Các cấp độ của đối thoại:
- Cấp Quốc gia;
- Cấp Ngành;
- Cấp địa phương: khu vực, tỉnh, thành phố;
- Cấp doanh nghiệp: là hình thức phổ biến nhất được quy định chi tiết tại Nghị định 60/2013/ NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
Mục tiêu của đối thoại:
- Đối thoại là lắng nghe, chia sẻ, chấp nhận có sự khác biệt, tìm sự tương đồng, tìm giải pháp chung nhất;
- Đối thoại thẳng thắn, cầu thị; cả hai bên cùng thắng;
- Đối thoại là không đối đầu, là hợp tác; vì mục tiêu chung là ổn định và phát triển kinh tế- xã hội.
Các hình thức đối thoại chủ yếu tại nơi làm việc:
- Đối thoại định kỳ: do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 3 tháng 1 lần (theo theo điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ)
- Hội nghị người lao động;
- Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức;
- Họp giải quyết vướng mắc, khiếu nại qua hòm thư góp ý, bản tin, văn bản, email..
- Thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể .
Các nguyên tắc của đối thoại:
- Trung thực, công khai minh bạch, thông tin mở;
- Thiện chí, bình đẳng, tin tưởng, tôn trọng đối tác giữa các bên;
- Quyền lợi mong muốn của mọi người được thảo luận và tranh luận lành mạnh;
- Sẵn sàng thỏa hiệp, quyền được nói lên ý kiến và yêu cầu của mình;
- Đưa ra sự đồng thuận chung nhất, đưa ra cam kết và thực hiện cam kết.
Điều kiện đảm bảo của đối thoại:
- Phù hợp với chế độ chính sách pháp luật và văn hóa Việt Nam;
- Phù hợp với năng lực của các bên tham gia đối thoại và điều kiện thực tế tại đơn vị;
- Phù hợp với pháp luật quốc tế.
Lợi ích của đối thoại với tổ chức công đoàn
- Tăng cường thông tin, hiểu biết giữa người lao động, người sử dụng lao động
- Dự báo vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và giải quyết vấn đề vướng mắc, tồn tại
- Hiểu biết hơn về các bên tham gia đối thoại
- Được sự công nhận, tin tưởng của người sử dụng lao động và người lao động
- Khẳng định vai trò và vị trí của tổ chức công đoàn
Lợi ích của đối thoại với người sử dụng lao động
- Tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Xem lại các vấn đề về sản xuất kinh doanh, chất lượng của sản phẩm, yêu cầu của khách hàng, sức cạnh tranh của sản phẩm
- Nhận biết được ưu điểm, nhược điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lập kế hoạch, thời gian, vị trí làm việc đối với người lao động hợp lý
- Không bị vướng vào các vấn đề giải quyết quan hệ lao động
- Tăng cường chia sẻ lợi ích, thông tin với người lao động
- Xác lập trách nhiệm rõ ràng đối với người lao động
- Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Lợi ích của đối thoại với người lao động
- Ổn định được việc làm, thu nhập và điều kiện làm việc;
- Được tôn trọng và phát huy khả năng, sáng kiến, sáng tạo;
- Được đảm bảo về BHXH, BHYT;
- Được giúp đỡ, động viên, hỗ trợ…
Trần Phong (tổng hợp)