banner2019
 
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
Tư vấn tới người lao động, người sử dụng lao động về việc chia sẻ khó khăn
Cập nhật lúc 02:18 ngày 06/04/2022
Công đoàn Công Thương Việt Nam đã đề nghị công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Phó Chủ tịch CĐCTVN Quách Văn Ngọc tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn
Trong đó, Công đoàn Công Thương Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tới người lao động, người sử dụng lao động về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.
Tăng cường phối hợp, đối thoại với các hiệp hội người sử dụng lao động tại địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để nắm tình hình các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ CĐCS, doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công. 
Thường xuyên nắm tình hình, hỗ trợ, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11.11.2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN hướng dẫn Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các chủ tịch công đoàn cơ sở qua mạng Zalo hoặc hình thức phù hợp nhằm kịp thời chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình, đồng thời chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình doanh nghiệp, tâm tư, nguyện vọng, chế độ đối với người lao động; tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng và triển khai đồng thời các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể khi cần thiết.
Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, công đoàn các cấp cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng cùng với người lao động, người sử dụng lao động có kế hoạch đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lây lan.
Phối hợp với các cấp chính quyền, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra… 
Hà Anh (nguồn: laodong.vn)