Thời gian nghỉ ngơi của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ trong giờ làm việc:
- Làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày:
+ Ban ngày: Nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục
+ Ban đêm: Nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục
- Làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên: Thời gian nghỉ giữa giờ nêu trên (30 hoặc 45 phút) được tính vào giờ làm việc.
Nghỉ chuyển ca: Nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
Nghỉ hàng tuần:
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục
- Trường hợp đặc biệt không thể bố trí nghỉ hằng tuần, phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày
Nghỉ lễ, tết trong năm: Nghỉ 11 ngày. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Nghỉ hàng năm (nghỉ phép):
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo quy định nêu trên của người lao động được tăng thêm 1 ngày.
Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương:
- Người lao động kết hôn: nghỉ 3 ngày
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.
Nghỉ việc riêng không hưởng lương:
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: nghỉ 1 ngày
Nghỉ không hưởng lương: Do 2 bên thoả thuận.
Bảo Hân (nguồn: laodong.vn)