banner2019
 
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
Thứ năm, ngày 07 tháng 11 năm 2024
Cấp công đoàn nào lãnh đạo một cuộc đình công?
Cập nhật lúc 09:00 ngày 12/04/2017

Một vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Xây dựng Bộ luật LĐ sửa đổi, bổ sung về chương XV giải quyết tranh chấp LĐ và đình công – Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức” do Tổng LĐLĐVN và Viện FES tại Hà Nội tổ chức là chủ thể của một cuộc đình công. Nên quy định CĐCS lãnh đạo đình công hay CĐ cấp trên cơ sở; hay chỉ quy định chung giao quyền đình công thuộc về CĐ?


Giáo sư Wolfgang Daeubler phát biểu tại Hội thảo.

Hiện nay, luật quy định CĐCS là chủ thể lãnh đạo đình công.  Tuy vậy, trong thực tế, chưa một cuộc đình công diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, dưới sự lãnh đạo của CĐCS. Một số đại biểu tại Hội thảo cho rằng, cần chuyển vai trò lãnh đạo đình công cho CĐ cấp trên cơ sở, vì cấp này hội tụ đầy đủ điều kiện về vật chất, nhân lực, trình độ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Việt, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, CĐ cấp trên cơ sở không phụ thuộc vào người sử dụng LĐ, do vậy mới lãnh đạo đình công được.

Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, CĐCS cần là chủ thể lãnh đạo đình công; còn CĐ cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ về pháp lý, kinh phí.... 

Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện CN CĐ lại cho rằng, không nên giao cụ thể vai trò lãnh đạo CĐ cho cấp nào mà chỉ nên quy định đình công là quyền của CĐ, tránh việc người sử dụng LĐ dùng pháp luật cản trở đình công.

Về vấn đề này, Giáo sư Wolfgang Daeubler cho biết, tại nước Đức, Luật không giao cụ thể lãnh đạo đình công cho cấp CĐ nào, mà chỉ trao quyền đình công cho CĐ nói chung, CĐ sẽ tự quyết định, giao cho CĐ cấp nào thực hiện lãnh đạo đình công.

Giáo sư nhất trí quan điểm của các đại biểu cho rằng trong từng trường hợp cụ thể, tổ chức CĐ quyết định cấp nào lãnh đạo đình công. “Tuy nhiên, trong thực tế, nếu để CĐCS tổ chức đình công mà trong bối cảnh họ bị ảnh hưởng mạnh của chủ sử dụng LĐ (như trong trường hợp cán bộ CĐ là một thành phần trong lãnh đạo của Cty) là khó. Tôi khuyến nghị cần cân nhắc thêm cách làm như thế nào trong trường hợp CĐ quyết định sẽ chuyển lên CĐ cấp trên cơ sở để lãnh đạo đình công"- giáo sư cho biết. 


Thủ tục đình công đang quá dài và phức tạp

Làm thế nào để nâng cao vai trò của CĐ trong tranh chấp lao động (LĐ), lãnh đạo đình công; tiếp thu các ý kiến góp ý sửa đổi Bộ luật LĐ nội dung giải quyết tranh chấp LĐ và đình công là nội dung của cuộc hội thảo do Tổng LĐLĐVN và Viện FES (CHLB Đức) tại Việt Nam tổ chức trong 2 ngày 10-11.4 tại Hà Nội.

Luật đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống

Hội thảo “Xây dựng Bộ luật LĐ sửa đổi, bổ sung về chương XV giải quyết tranh chấp LĐ và đình công - Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức” diễn ra dưới sự chủ trì của ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; ông Erwin Schweisshelm - Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam; Giáo sư Wolfgang Daeubler.

Theo ông Mai Đức Chính, những quy định về tranh chấp LĐ và đình công đã được quy định trong Bộ luật LĐ và đã nhiều lần được sửa đổi, nhưng vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Từ năm 1995 (khi Bộ luật LĐ có hiệu lực) đến nay, theo thống kê, cả nước xảy ra trên 6.000 cuộc tranh chấp LĐ, đình công, nhưng không có một cuộc nào được tiến hành theo đúng trình tự pháp luật. 

“Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này, trong đó có nguyên nhân về quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp LĐ và đình công. Mặc dù các quy định của pháp luật về tranh chấp LĐ, đình công đã có và đã sửa đổi nhiều lần, nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao các quy định của pháp luật về đình công chưa đi vào cuộc sống?” - ông Mai Đức Chính đặt câu hỏi.

Theo báo cáo khảo sát tình hình ngừng việc, đình công tại Việt Nam từ năm 2013-2016 của Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN), hiện nay, trình tự, thủ tục đình công dài và phức tạp, chưa phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS và NLĐ tham gia đình công chưa thực sự hợp lý; thiếu quy định để CĐ cấp trên cơ sở có quyền cùng với CĐCS đại diện, bảo vệ NLĐ tại các doanh nghiệp (DN).

Còn theo ông Đoàn Văn Đây - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - tại tỉnh này, tất cả các cuộc đình công từ trước đến nay đều không đúng trình tự pháp luật, mà diễn ra tự phát, không do tổ chức CĐ lãnh đạo. Theo ông Đây, còn một số CĐCS trong DN FDI hoạt động chưa thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình là người đại diện bảo vệ lợi ích của NLĐ tại DN. Hầu hết cán bộ CĐ tại các DN này đều kiêm nhiệm và hưởng lương từ người sử dụng LĐ nên họ ngại va chạm, sợ bị ảnh hưởng tới việc làm.

Ai lãnh đạo một cuộc đình công?

Hiện quy định về giải quyết tranh chấp LĐ trong Dự thảo Bộ luật LĐ (sửa đổi) được quy định trong chương XV. Dự kiến, dự thảo này sẽ trình Quốc hội vào tháng 10.2017 và thông qua vào tháng 5.2018. Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo này. 

Theo ông Nguyễn Văn Khải - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TPHCM - hiện nay thủ tục tiến hành đình công còn phức tạp. Bộ luật LĐ hiện hành quy định, một cuộc đình công chính thức do CĐ lãnh đạo phải trải qua 21-23 ngày để tiến hành các thủ tục. Vì vậy, ông kiến nghị cần rút gọn quy trình giải quyết cũng như tổ chức lãnh đạo đình công. 

Bên cạnh đó, trước thực tế hiện nay luật chỉ cho phép đình công về lợi ích, không cho phép đình công về quyền, ông Khải đề nghị cần mở rộng cho phép đình công cả về quyền và lợi ích.

Một vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận là vai trò của CĐ cấp trên trong các vụ đình công. Hiện nay, luật quy định CĐCS là chủ thể lãnh đạo đình công. Một số đại biểu cho rằng, cần chuyển vai trò lãnh đạo đình công cho CĐ cấp trên cơ sở, vì cấp này hội tụ đầy đủ điều kiện về vật chất, nhân lực, trình độ. 

Theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - CĐ cấp trên cơ sở không phụ thuộc vào người sử dụng LĐ, do vậy mới lãnh đạo đình công được. Có ý kiến cho rằng, CĐCS cần là chủ thể lãnh đạo đình công; còn CĐ cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ về pháp lý, kinh phí...

Bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - cho rằng, không nên giao cụ thể vai trò lãnh đạo CĐ cho cấp nào mà chỉ nên quy định đình công là quyền của CĐ, tránh việc người sử dụng LĐ dùng pháp luật cản trở đình công.

Về vấn đề này, GS Wolfgang Daeubler cho biết, tại nước Đức, luật không giao cụ thể lãnh đạo đình công cho cấp CĐ nào, mà chỉ trao quyền đình công cho CĐ nói chung, CĐ sẽ tự quyết định, giao cho CĐ cấp nào thực hiện lãnh đạo đình công. Cũng theo GS Wolfgang Daeubler, tại các nước Đức, Pháp, việc tổ chức đình công không có quy định phải báo trước (tại Việt Nam, luật quy định CĐ phải báo cho chủ sử dụng LĐ ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tổ chức đình công). “Đình công chỉ có tác dụng khi có yếu tố bất ngờ. Chỉ có những trường hợp hãn hữu, CĐ mới phải báo trước, như trong lĩnh vực hàng không, hoặc tại bệnh viện…” - GS Wolfgang Daeubler cho biết. 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, Tổng LĐLĐVN sẽ tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của các đại biểu để chính thức gửi tới Ban soạn thảo của Bộ luật LĐ, từ đó đưa tổ chức CĐ Việt Nam đủ mạnh để thực sự đại diện quyền lợi cho đoàn viên và NLĐ. 

Nguồn Báo Lao động