Với đặc thù của TCty Thép Việt Nam: Trên 40 đơn vị thành viên, hoạt động trên nhiều vùng miền và lĩnh vực khác nhau; mức lương, thu nhập không đồng đều; nhiều đơn vị thành viên chủ SDLĐ là người nước ngoài, nên việc lựa chọn nội dung, nhóm các nội dung để thương lượng là rất khó khăn.
Thép ra lò
Tuy nhiên, ngày 19/01/2015, với sự quyết tâm của Công đoàn TCty và sự đồng thuận của Ban Tổng Giám đốc TCty, TCty Thép Việt Nam đã triển khai và ký TƯLĐTT cấp TCty giai đoạn 2015 - 2018. Sau khi TƯLĐTT cấp TCty được ban hành, các CĐCS đã cập nhật, bổ sung nội dung của thỏa ước phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, đồng thời Tổng công ty và các đơn vị thành viên thường xuyên cập nhật các nội dung liên quan đến TƯLĐTT thông qua việc đối thoại tại nơi làm việc, sửa đổi điều lệ công ty, bổ sung sửa đổi các quy chế, quy định của công ty theo sự thay đổi của pháp luật hiện hành như: Xây dựng thang bảng lương mới theo Nghị định 122; triển khai thực hiện Nghị quyết của TLĐLĐVN về nâng cao chất lượng bữa ăn ca; phối hợp tập huấn về ATVSLĐ hàng năm của TCty….
TƯLĐTT của TCty có một số nội dung nổi bật có lợi hơn cho NLĐ so với quy định, như: Về tiền lương, đảm bảo mức lương thấp nhất cho NLĐ chưa qua đào tạo, hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng lao động cao hơn ít nhất 10% mức lương tối thiểu vùng. Các chế độ bảo hiểm đối với NLĐ, ngoài trách nhiệm đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật, NLĐ làm việc trong các đơn vị thuộc Công ty mẹ - Tổng công ty được mua bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm nhân thọ, khuyến khích các đơn vị thành viên còn lại mua thêm cho NLĐ các gói bảo hiểm nhân thọ phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, CĐ TCty đã lựa chọn nội dung, nhóm nội dung, mức độ có lợi cho NLĐ hài hòa giữa lợi ích của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời tuyên truyền cho CĐCS và NSDLĐ những khó khăn vướng mắc trên để cùng chia sẻ.
Trong quá trình triển khai thực hiện Công đoàn TCty Thép Việt Nam thường xuyên thống kê, rà soát, lập danh sách nội dung về quyền lợi ích cho NLĐ thỏa ước lao động tập thể ngành và doanh nghiệp thành viên; tổ chức bồi dưỡng về chính sách, pháp luật và kỹ năng thương lượng tập thể cho cán bộ công đoàn cơ sở tham gia thương lượng tập thể; quyết định thành lập tổ thương lượng, phân công cán bộ có trách nhiệm, có năng lực, kiến thức pháp luật; chuẩn bị kỹ các nội dung theo 9 nhóm vấn đề (theo HD 1840/TLĐ), khi tham dự phiên họp thương lượng tập thể theo đề nghị của đại diện NSDLĐ thì kiên trì, mềm mỏng phân tích, thuyết phục NSDLĐ vì lợi ích 2 bên và căn cứ pháp luật.
Mặt khác, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến DNTV, khi có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh của BCH CĐ, NSDLĐ doanh nghiệp TV thì kịp thời giải thích thậm chí thương lượng thuyết phục DNTV để hiểu thống nhất, chia sẻ từng nội dung của TƯLĐ.
Hoàng Anh