Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy, đối thoại thường xuyên, hai chiều giữa người sử dụng lao động và người lao động là yếu tố quyết định trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa tại doanh nghiệp.
Việc thiết lập và vận hành hiệu quả các kênh đối thoại của một doanh nghiệp phản ánh phần nào chất lượng quan hệ lao động của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu: “Thực tiễn QHLĐ tại các DN phía bắc và những yếu tố tác động” do VCCI & ILO tiến hành đã cho ra kết quả như sau:
Đối thoại có hệ thống và hiệu quả:
- Phối kết hợp nhiều hình thức và kênh đối thoại;
- Đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với người lao động;
- Phân loại và quản lý thông tin;
- Đối thoại thường xuyên với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Đối thoại không thường xuyên và không hiệu quả:
- Đã thiết lập một số cơ chế dùng cho đối thoại và giải quyết khiếu nại nhưng không có hiệu quả;
- Đã thành lập công đoàn cơ sở nhưng không duy trì quan hệ thường xuyên và hiệu quả với công đoàn;
- Người sử dụng lao động không trực tiếp tiếp xúc với người lao động.
Nguồn CIRD