banner2019
 
Thứ sáu, ngày 08 tháng 11 năm 2024
Thứ sáu, ngày 08 tháng 11 năm 2024
Thương lượng tập thể được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Cập nhật lúc 10:30 ngày 23/02/2016

Hỏi: Thương lượng tập thể được thực hiện theo những nguyên tắc nào?


Trả lời: Theo quy định tại Điều 67 BLLĐ năm 2012, thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch; thương lượng tập thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất; thương lượng tập thể được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.

Hỏi: Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp N yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp N thương lượng về vấn đề bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhưng Giám đốc doanh nghiệp N từ chối việc thương lượng. Xin hỏi, BLLĐ năm 2012 quy định vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLLĐ năm 2012, mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. 

Như vậy, theo quy định của pháp luật, Giám đốc doanh nghiệp N không được từ chối khi nhận được yêu cầu thương lượng từ tập thể người lao động trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, Điều 68 BLLĐ năm 2012 còn quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thoả thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng. 

Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

Trường hợp Giám đốc doanh nghiệp N từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định nêu trên thì tập thể người lao động của doanh nghiệp N có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật. 

Hỏi: Đại diện thương lượng tập thể giữa bên tập thể lao động và bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể được BLLĐ năm 2012 quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 69 BLLĐ năm 2012, đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau:

- Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở); thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;

- Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.

Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thoả thuận.

An Nguyễn