banner2019
 
Thứ tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024
Thứ tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024
Nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở
Cập nhật lúc 12:18 ngày 24/04/2015

1. Công tác đoàn viên

 - Đoàn viên là cái gốc của tổ chức, có phát triển được nhiều đoàn viên, thì tổ chức mới được củng cố và phát triển. Đoàn viên có mạnh, có hoạt động thì tổ chức mới mạnh.

- Muốn phát triển được nhiều đoàn viên, công đoàn cơ sở phải tuyên truyền, làm cho người lao động hiểu rõ tổ chức: Vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, quyền và nhiệm vụ của đoàn viên, để họ tự nguyên gia nhập công đoàn.

- Công đoàn cơ sở phải tổ chức hoạt động và tạo điều kiện, phân công đoàn viên tham gia hoạt động; động viên và hướng các hoạt động vào mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính trị, tinh thần và kinh tế, giữ mối liên hệ mật thiết giữa đoàn viên và cán bộ công đoàn, giữa đoàn viên và tổ chức công đoàn.

- Đôn đốc và kiểm tra sự hoạt động của đoàn viên, quản lý đoàn viên trong một cơ sở tổ công đoàn; giúp tổ đoàn viên hoạt động.


2. Nội dung hoạt động của tổ công đoàn

- Giúp công nhân, lao động giao kết Hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp, tổ chức cho công nhân, lao động tham gia xây dựng các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể. Vận động đoàn viên giúp đỡ nhau chống lại những vi phạm nhân phẩm thân thể của người sử dụng lao động. Đặc biệt giúp nhau nâng cao tay nghề để hoàn thành tốt những định mức lao động đã ký trong Hợp đồng lao động.

- Tổ công đoàn tổ chức tốt Đại hội công nhân, viên chức, hội nghị cán bộ công chức cơ quan, hội nghị của người lao động (ở doanh nghiệp ngoài nhà nước) và thực hiện tốt các quy chế dân chủ, các nghị định về thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp và cơ quan. Tổ chức để đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trao đổi xây dựng nội dung thảo ước lao động tập thể, trước khi thông qua Đại hội công nhân, viên chức. Giúp nhau các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ nghề ngiệp; làm việc luôn có năng suất, chất lượng công tác cao, đó là tiền đề, là điều kiện để người lao động giữ vững việc làm tăng thu nhập. Tổ công đoàn vận động, tổ chức đoàn viên hoạc tập lẫn nhau làm kinh tế gia đình, làm giàu hợp pháp.

- Hoạt động tham gia quản lý và tổ chức cho công nhân, lao động tham gia quản lý tổ công đoàn. Tổ công đoàn cần vận động tổ chức, đoàn viên thực hiện chương trình công tác của công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận. Tổ chức tốt Đại hội công nhân, viên chức ở các tổ, hội nghị người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, hội nghị cán bộ, công chức đối với cơ quan hành chính sự ngiệp, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể khi có chủ trương của công đoàn cơ sở. Tham gia xây dựng các nội quy, quy chế quản lý doanh nghiệp, cơ quan đơn vị (các vấn đề liên quan đến công nhân, viên chức, lao động). Đồng thời giám sát việc thực hiện Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế đã ký kết và ban hành tại đơn vị.

- Nắm bắt kịp thời tâm tự của đoàn viên và lao động:

+ Vận động mọi người trong tổ giúp nhau giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống, thăm hỏi khi ốm đau, động viên chia sẻ khi vui buồn, hoạn nạn, đề nghị trợ cấp hoặc quyên góp giúp đỡ khi gặp khó khăn hoạn nạn. Tập hợp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và lao động lên công đoàn cấp trên, cơ quan chuyên môn giải quyết. Dựa vào tập thể, cấp trên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của mọi thành viên trong tổ.

+ Xây dựng tổ công đoàn thực sự trở thành “tổ ấm” của mọi người.

- Tuyên truyền và phổ biến đến đoàn viên.

+ Mọi chế độ, chính sách, pháp luật, các nội quy, quy chế của đơn vị có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Tổ chức hoặc đề nghị công đoàn cấp trên tổ chức mọi thành viên trong tổ tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành không chỉ ở đơn vị mà cả ngoài xã hội, gia đình.

+ Đề xuất tạo điều kiện để mọi thành viên trong tổ nâng cao đờ sống vật chất, tinh thần, nâng cao hiểu biết về Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, cơ chế dân chủ, hội nghị cán bộ công chức của tổ theo định kỳ; tư vấn pháp luật và nghề nghiệp cho đoàn viên.

- Phân công đoàn viên.

+ Phân công theo dõi, chịu trách nhiệm từng mặt hoạt động của tổ công đoàn. Khi phân công phải căn cứ vào năng lực, nhiệt tình, điều kiện công việc của đoàn viên, đặc điểm của tổ mà phân công theo nhóm hoặc từng cá nhân thực hiện một hoặc hai việc của tổ công đoàn.

3. Nội dung hoạt động của công đoàn bộ phận

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và lao động ở đơn vị mình: Việc làm, nâng cao thu nhập. Để có thể giữ vững được việc làm, tìm ra việc để làm và tăng thu nhập; tăng cường phát huy sáng kiến, sắp xếp đổi mới tổ chức, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, giúp người lao động hiểu và ký hợp đồng lao động, thỏa thuận các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể.

- Vận động tổ chức đoàn viên và lao động tham gia quản lý, hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn cơ sở phát động, tham gia xây dựng thực hiện quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị.

- Thường xuyên tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước và quy chế của cơ quan, đơn vị liên quan đến đoàn viên và lao động.

- Vận động đoàn viên và lao động đi học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của ngành và đơn vị.

- Thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của đoàn viên và lao động.

4. Nội dung hoạt động của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở

- Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của công đoàn cơ sở, điều hành công việc giữa hai nhiệm kỳ Đại hội công đoàn cơ sở.

* Nội dung hoạt động của Ban Chấp hành bao gồm:

+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn cơ sở.

+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết của công đoàn cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy cơ sở.

+ Vận động đoàn viên và lao động thực hiện tốt phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành, địa phương và đơn vị.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với đoàn viên và lao động, tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện.

- Xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động công đoàn cơ sở, tham gia xây dựng quy chế quản lý của cơ quan, đơn vị.

- Chỉ đạo hoạt động của công đoàn bộ phận và tổ công đoàn nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

- Quy định trách niệm cho mỗi ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phụ trách các ban chuyên đề hoặc làm chủ tịch công đoàn bộ phận và tổ trưởng công đoàn.

- Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo và chế độ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở.

- Tổ chức thực hiện tốt nội dung xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

5. Nội dung hoạt động của Tổ trưởng công đoàn.

- Tổ trưởng công đoàn là người trực tiếp làm việc, sinh hoạt hàng ngày với đoàn viên và lao động.

- Là người đại diện trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và lao động trong tổ; người trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc của đoàn viên trong tổ, trực tiếp triển khai các hoạt động của tổ công đoàn; thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

- Tổ trưởng công đoàn hoạt động tích cực, có hiệu quả thì tổ công đoàn mới mạnh.

- Tổ trưởng công đoàn cần tập trung vào nội dung sau:

+ Tìm hiểu, nghiên cứu nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, công tác ở tổ, chương trình kế hoạch của công đoàn cấp trên.

+ Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của tổ công đoàn gồm các mặt công tác.

+ Tổ chức hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, lao động trong tổ.

+ Tổ chức thực hiện công tác tham gia quản lý của tổ công đoàn.

+ Tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công tác của người lao động mới có trình độ và tri thức, nâng cao năng lực làm chủ cho đoàn viên và lao động.

+ Phân công đoàn viên hoạt động.

6. Nội dung hoạt động của chủ tịch công đoàn cơ sở

- Đối với chủ tịch công đoàn cơ sở phải phấn đấu đạt được những yêu cầu sau:

+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước, nhất là những chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, lao động và tổ chức công đoàn.

+ Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác. Nắm vững nhiệm vụ, tình hình công tác, ở doanh nghiệp, đơn vị. năm chắc lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn; có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tập hợp và tổ chức cho quần chúng hoạt động

+ Có tác phong quần chúng và phương pháp tổ chức quần chúng hoạt động; có uy tín đối với quần chúng.

- Nội dung hoạt động của chủ tịch cần tập trung vào một số nội dung sau:

+ Tập trung nghiên cứu nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Công đoàn cấp trên; nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp và đơn vị.

+ Tập trung chỉ đạo, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; chăm lo đời sống của đoàn viên và lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác ở đơn vị.

+ Đại diện cho đoàn viên và lao động tham gia quản lý và tổ chức cho đoàn viên và lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chính trị, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong sản xuất kinh doanh, công tác; năng lực làm chủ của đoàn viên và lao động.

- Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức và hoạt động công đoàn.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cơ sở, tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo các ủy viên Ban Chấp hành, các ban chuyên đề, tổ công đoàn và công đoàn bộ phận thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cơ sở đã được thông qua.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ

- Lưu ý đối với chủ tịch công đoàn cơ sở trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ của công đoàn: Mọi hoạt động đều 5 rõ (Rõ việc, rõ người thực hiện, rõ cách làm, rõ thời gian hoàn thành, rõ mức độ kết quả). Cán bộ công đoàn phải là người gương mẫu, khiên tốn hòa mình với quần chúng. Vừa là người “sáng tác” vừa là “đạo diễn” và vừa là “diễn viên”.

 An Nguyễn