Công đoàn ngành Công Thương Thanh Hóa nâng cao chất lượng Hội nghị người lao động; Hội nghị đối thoại trong doanh nghiệp
Thứ năm, 25/05/2023 - 12:50
các cấp công đoàn ngành Công Thương Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với Chuyên môn tổ chức Hội nghị CBCC
Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị quyết số 09b/NQ-TLĐ ngày 23/8/2016 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong tình hình mới”. Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc “Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc” và các văn bản hướng dẫn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức lao động (CBCC,VCLĐ), hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại hàng năm của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa.
Trong những năm qua, các cấp công đoàn ngành Công Thương Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với Chuyên môn tổ chức Hội nghị CBCC, VCLĐ, Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong DN. Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị hàng năm được nâng lên: Năm 2022, số đơn vị tổ chức hội nghị CB,CC,VCLĐ là : 4/4 = 100%; Số đơn vị tổ chức hội nghị NLĐ: 27/38 = 71,5%; Số đơn vị tổ chức đối thoại: 24/38 = 63,1%. Năm 2023(tính đến 20/5/2023), số đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, VCLĐ: 4/4 = 100%; Số đơn vị tổ chức hội nghị NLĐ: 32/41 = 78,4%; Số đơn vị tổ chức đối thoại: 29/41 = 68,3%.
Đ.c Phạm Bá Oai - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa và đồng chí Lê Văn Khoa Ủy viên BTV Đảng ủy- Chánh Văn phòng- Chủ tịch Công đoàn cơ quan Sở, đồng chủ trì Hội nghị Cán bộ, công chức, NLĐ năm 2023
Chất lượng hội nghị CBCC, VCLĐ; hội nghị người lao động; hội nghị đối thoại trong doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan, đơn vị, DN tổ chức hội nghị đảm bảo đúng quy trình và tiến độ, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động trong việc góp ý xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, cũng như việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, ngăn ngừa tranh chấp lao động, xây dựng DN ngày càng ổn định và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên canh những kết quả đạt được, việc phối hợp giữa Chuyên môn và tổ chức Công đoàn trong việc tổ chức Hội nghị CBCC,VCLĐ; Hội nghị người lao động, Hội nghị đối thoại trong doanh nghiệp hiện nay vẫn còn một số tồn tại,hạn chế và bất cập đó là:
+ Một vài cấp ủy, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp người đứng đầu chưa coi trọng và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của vấn đề phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, chưa thực sự coi đây là trách nhiệm của mình nên còn giao phó cho tổ chức công đoàn chuẩn bị, chưa dành thời gian thỏa đáng cho hội nghị, có nơi tổ chức hội nghị CBCC,VCLĐ; hội nghị người lao động kết hợp với hội nghị tổng kết công tác năm của đơn vị , doanh nghiệp; thậm chí có nơi nhiều năm không tổ chức được hội nghị, đặc biệt là hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp.
+ Một số nơi Nghị quyết hội nghị được ban hành nhưng việc giám sát việc tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả thực hiện Nghị quyết chưa cao..
+ Công tác phối hợp chuẩn bị nội dung các hội nghị còn chưa đầy đủ, nghiêm túc, thực hiện chưa đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và chưa đúng với tinh thần của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Công đoàn cấp trên.
+ Một số nơi tổ chức còn mang tính hình thức, đối phó, chưa có tác dụng thực sự để góp phần phát huy dân chủ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phát huy trí tuệ, sáng tạo của người lao động, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp tốt hơn.
+ Một số hội nghị còn ít ý kiến phát biểu cửa đoàn viên, NLĐ, thậm trí có người thờ ơ, không dám phát biểu, còn né tránh, ngại nói thẳng, nói thật, ngại va chạm người quản lý, người đứng đầu. Vì vậy, vẫn còn một số hội nghị chất lượng chưa cao.
Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2023 tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại và đầu tư Việt Thanh
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên có nhiều nhưng chủ yếu là:
Công tác tuyên truyền Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ở một số nơi còn nhiều hạn chế. Chưa phổ biến thường xuyên sâu rộng, làm chuyển biến cả nhận thức và hành động của một số cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan đơn vị, doanh nghiệp về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.Một số nơi các cấp lãnh đạo còn xem nhẹ, chưa quan tâm,coi trọng vấn đề này, nhiều nơi còn khoán trắng cho tổ chức công đoàn. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, nắm bắt thông tin, đề xuất biện pháp chỉ đạo chưa kịp thời. Một số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.Công tác chỉ đạo, tham mưu, phối hợp của các cấp công đoàn ngành trong việc thực hiện quy chế dân chủ còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hội nghị CBCC,VCLĐ; hội nghị người lao động ;hội nghị đối thoại trong DN trong thời gian tới các cấp công đoàn trong ngành cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn về công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, và người lao động về thực hiện dân chủ cơ sở và phát huy vai trò làm chủ, ý thức phản biện của cán bộ công chức, viên chức, lao động đối với việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.doanh nghiệp.
Hai là: Tuyên truyền cho CBCC,VC và người lao động nắm vững quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của CBCC, VC và người lao động trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của CBCC,VC và người lao động để trực tiếp tham gia xây dựng, thực hiện dân chủ cơ sở và hội nghị CBCC, VCLĐ; hội nghị người lao động; hội nghị đối thoại trong DN.
Ba là: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ các cấp công đoàn trong ngành về kỹ năng tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị; phổ biến kinh nghiệm và các nội dung pháp luật liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở. Hàng năm chỉ đạo, hướng dẫn BCH công đoàn cơ sở về quy trình hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức lao động, hội nghị NLĐ, Hội nghị đối thoại trong DN.
Bốn là: Hoàn thiện quy chế, nâng cao chất lượng phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và BCH công đoàn; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở, kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện quyền thanh tra, giám sát xác minh vụ việc theo quy định pháp luật. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị CBCC, VCLĐ; hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp.
Năm là: Phát huy vai trò thành viên công đoàn trong các Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đồng cấp tăng cường kiểm tra, theo dõi, đánh giá, uốn nắn việc triển khai thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đồng thời báo cáo, đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền để xử lý đối với những trường hợp vi phạm dân chủ cơ sở. Hăng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ và xem việc phối hợp tổ chức hội nghị CBCC, VCLĐ; hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của các Công đoàn cơ sở.
Phạm Ngọc Điệp